Pages - Menu

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

THANH NIÊN VỚI VIỆC ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC THÔNG TIN XẤU, ĐỘC TRÊN MẠNG XÃ HỘI

 

Việc huy động đông đảo lực lượng thanh niên tham gia vạch trần thủ đoạn và tổ chức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch sẽ giúp chúng ta có được những minh chứng thực tiễn tốt đẹp từ nhiều nguồn, tạo thành những bức tranh khách quan đầy màu sáng để lấn át những khoảng tối, không có thế lực phản động, cơ hội nào có thể cường điệu hóa, thổi phồng thành những vấn đề có thể kích động nhân dân chống phá Đảng và Nhà nước.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng. Người khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lí lứa tuổi, do mức độ tham gia mạng xã hội và một phần do hạn chế về nhận thức, thanh niên là đối tượng rất dễ bị các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị lợi dụng, lôi kéo, kích động, xúi giục tham gia các hoạt động bình luận, chia sẻ, đăng tải những thông tin còn mơ hồ chưa qua kiểm chứng, ẩn sau đó là sự bóp méo, xuyên tạc về đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị trên các trang mạng xã hội.

Phương thức phổ biến thường được các đối tượng thù địch, các phần tử cơ hội thực hiện là cắt xén, thêm bớt các quan điểm, chủ trương, chính sách hòng xuyên tạc nội dung, bản chất của quan điểm, chủ trương, chính sách. Về mặt thực tiễn, chúng thường lấy những sự kiện đơn lẻ, ít phổ biến xảy ra ở những nơi, những vùng vốn có nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế và nhận thức, nhiều bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý của chính quyền địa phương để xuyên tạc, bóp méo chủ trương, chính sách và nói xấu Đảng, Nhà nước.

Từ thực tế đó, việc huy động đông đảo lực lượng thanh niên tham gia vạch trần thủ đoạn và tổ chức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch sẽ giúp chúng ta có được những minh chứng thực tiễn tốt đẹp từ nhiều nguồn, tạo thành những bức tranh khách quan đầy màu sáng để lấn át những khoảng tối, không có thế lực phản động, cơ hội nào có thể cường điệu hóa, thổi phồng thành những vấn đề có thể kích động nhân dân chống phá Đảng và Nhà nước.

Để huy động sức mạnh của thanh niên trong cuộc đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cần làm tốt những nội dung sau đây:

Thứ nhất, cần coi trọng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng thông qua tuyên truyền, giáo dục, học tập, nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn công tác và đời sống thanh niên, xây dựng thế giới quan khoa học cho thanh niên. Qua đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của Đoàn Thanh niên để người sử dụng internet, mạng xã hội biết cách nhận diện thông tin tốt - xấu, lợi - hại, nâng cao tinh thần cảnh giác, trách nhiệm, hành vi ứng xử của thanh niên trên không gian mạng.

Tập trung đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, học tập, triển khai các Nghị quyết của Đảng, của Đoàn trong đoàn viên, thanh niên như: học tập trực tuyến, thi trắc nghiệm, thi tự luận trên Internet, xây dựng phim ngắn, bản đồ tư duy tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết.

Bên cạnh đó, thanh niên cần chủ động cập nhật, tự học những kiến thức, kĩ năng mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các tinh hoa văn hóa nhân loại, và các giá trị văn hóa truyên thống dân tộc.

Thứ hai, cần chú trọng việc xây dựng lực lượng thanh niên nòng cốt, là những thanh niên năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, biết sử dụng thành thạo công nghệ để tham gia viết bài, viết bình luận, chia sẻ tin trên các trang thông tin chính thống.

Phát huy hiệu quả của các buổi sinh hoạt chính trị tại địa phương, đơn vị bằng hình thức Câu lạc bộ, tổ, nhóm trong tham gia nhận diện, đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái trên mạng xã hội. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời để mỗi thanh niên đều là người có thể truyền tải thông điệp giáo dục thanh, thiếu nhi. Bên cạnh đó, cần phải tổ chức mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn rèn luyện kĩ năng tuyên truyền, kĩ năng viết tin, bài phản bác, phản biện cho thanh niên, tạo sự gắn kết và lan tỏa chia sẻ thông tin tích cực ra cộng đồng.

Thứ ba, cần có cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng chuyên trách để chủ động cung cấp thông tin, trang bị kiến thức, phương pháp, kỹ năng để thanh niên tự phòng ngừa, tự sàng lọc, tự đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống phá. Ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, tăng sức đề kháng cho thanh niên trước sự chống phá của các thế lực thù địch; tham gia bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ an ninh tư tưởng, an ninh văn hóa trên không gian mạng, nhất là mạng xã hội.

Thứ tư, xây dựng các bộ công cụ hỗ trợ trong việc định hướng, tuyên truyền trên không gian mạng như: các trang Fanpage thường xuyên đăng tải các chuyên mục "Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một việc làm thiết thực” đăng tải các tin bài, gương "người tốt, việc tốt". Phát huy sức mạnh tổng hợp từ các hiệu ứng tuyên truyền, lan tỏa trên không gian mạng để đẩy lùi các tin xấu, độc.

Thứ năm, coi trọng giáo dục bằng hành động, qua thực tiễn phong trào. Nhất là việc chú ý tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, giải trí lành mạnh cho học sinh, thanh niên góp phần nâng cao thể trạng, tinh thần cho thế hệ tương lai của đất nước./.

NSC-BS

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét