Pages - Menu

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

CÁI GIÁ ĐÃ TRẢ CHO SỰ ĐỘC LẬP VÀ ĐI TÌM CÂU HỎI: "HỌC SỬ ĐỂ LÀM GÌ"

  

“Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết”. Đó là câu trả lời của Liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa khi quân Trung Quốc kêu gọi đầu hàng trong cuộc chiến Biên giới 1979. Và... đó cũng là câu trả lời của dân tộc Việt Nam trong suốt 4.000 năm qua. Chưa bao giờ chúng ta chịu quỳ gối chấp nhận làm kiếp nô lệ. Thủ tướng Anh Winston Churchill có một câu nói nổi tiếng thế này: "Một đất nước né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc đó sẽ phải lãnh đủ cả hai thứ: chiến tranh và sự nhục nhã". Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ Tịch Hồ Chí Minh khẳng định: ''...Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...'' Đáng tiếc, những kẻ thù của chúng ta chưa bao giờ hiểu được cái gọi là: ''Ý chí và sức mạnh của cả một dân tộc''.

Trong ''Lịch sử chiến tranh Việt Nam với các nước Đông Nam Á và Trung Quốc'' tôi đã từng viết như thế này: ''Tính từ khi nhà Triệu đến nay được 2223 năm dựng nước, người dân Việt Nam đã phải trải qua 1490 năm (ít nhất) chiến tranh loạn lạc.

Tính từ 1990 đến nay, Việt Nam chỉ hòa bình được vẻn vẹn 30 năm. Tại sao chúng ta lại phải chiến đấu nhiều như vậy, phải chăng chúng ta là một dân tộc hiếu chiến? KHÔNG, Chúng ta chưa bao giờ và cũng không bao giờ là một dân tộc hiếu chiến. Có chăng, những dân tộc hiếu chiến luôn chọn chúng ta để ''bắt nạt'' vì vị trí địa lý của chúng ta, vì quy mô dân số của chúng ta, vì tiềm lực kinh tế của chúng ta luôn thua kém họ... Và kết quả thì cũng đã rõ, kẻ hiếu chiến luôn chuốc lấy thất bại. Người Phần Lan có câu nói thế này: "Quân địch quá đông mà đất nước ta lại quá nhỏ, đào đâu ra chỗ chôn hết cả lũ chúng nó bây giờ?". Câu nói đó khiến chúng ta suy nghĩ đến câu văn trong tác phẩm thuốc của Lỗ Tấn như thế này: ''Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây vốn là đất công. Ở giữa có con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mãi thành đường. Đó cũng là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người chết nghèo ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ''.

Đối với mảnh đất hình chữ S này cũng vậy, đã có lớp lớp xương máu của các thế hệ người Việt ở đó, lớp này đến lớp khác, đời ông cha ngã xuống, đời con cháu lại tiếp tục chiến đấu và rồi lại ngã xuống, và kẻ thù cũng phải trả giá, khắp nơi trên mảnh đất này, những địa danh như Gò Đống Đa, Sông Bạch Đằng, Chi Lăng... khe gọi hồn sẽ mãi còn đó như 1 bài học của dân tộc này dành cho kẻ xâm lược.

Quay lại với chủ để chính, tại sao chúng ta phải chịu chiến tranh. Nếu xét về quy mô dân số, tiềm lực quân sự trong vùng Đông Nam Á thì từ trước đến nay, chúng ta cũng luôn lọt vào hàng top. Tuy nhiên, điều chớ trêu, ngay trên chúng ta là một gã hàng xóm còn to béo hơn bội phần. Hiện nay, cứ khoảng 7 người trên thế giới thì lại có 1 người là người Trung Quốc, trước đây cũng vậy, họ đã từng là một trong những đế chế lớn nhất thế giới. Và chúng ta luôn luôn là cái gai cản trở họ tiến xuống phía nam. Không ít lần trong lịch sử, nếu dân tộc chúng ta thất bại trong cuộc chiến thì toàn bộ vùng Đông Nam Á và Đông Dương sẽ gập chìm trong vó ngựa của những kẻ đến từ phương Bắc. Nói một cách chính xác nhất, chính chúng ta là tiền đồn ngăn chặn sự lớn mạnh và mở rộng lãnh thổ của họ xuống phía nam.

Người Việt luôn là 1 dân tộc thượng võ và yêu nước. Đáng tiếc người Pháp, người Mỹ và nhất là người Trung Quốc không bao giờ hiểu điều này, họ không hiểu hoặc cố tình không hiểu và ''những ông kẹ với màu áo xanh cùng những chiếc mũ cối huyền thoại đã bắt họ trả giá vì cái sự không chịu hiểu của mình''.

Như một bài viết trên tạp trí Time đã đăng: ''''Một con người khắc khổ trong một chiếc áo khoác bạc màu và đôi dép cao su đã cũ, Hồ Chí Minh đã nuôi dưỡng hình ảnh của một "Bác Hồ" khiêm nhường và lành tính. Nhưng ông là một người theo chủ nghĩa dân tộc mang tính cách mạng và kiên định với một mục đích duy nhất: độc lập cho đất nước của ông ta. Ông ấy truyền cảm hứng và quyết tâm của mình cho những người khác, họ - những du kích, những người thấm nhuần tư tưởng của ông ta đã vượt qua những khó khăn và trở ngại để phá tan những nỗ lực tuyệt vọng của Pháp nhằm lấy lại đế chế ở Đông Dương của họ trước đây; sau đó họ - những người du kích được xây dựng thành một đội quân chính quy, họ đã làm nản lòng nỗ lực rất lớn của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn những người theo chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh và kiểm soát Việt Nam. Đối với người Mỹ, đó là cuộc chiến dài nhất - và thất bại đầu tiên - trong lịch sử của họ, và nó đã làm thay đổi mạnh mẽ cách mà họ nhận thức được vai trò của họ trên thế giới.

Với đôi mắt phương Tây, dường như họ không thể tưởng tượng được những hi sinh to lớn của ''ông Hồ'' và những gì ông ta có thể hi sinh. Vào năm 1946, khi chiến tranh với quân Pháp, ông cảnh báo họ - người Pháp: "Các ông có thể giết 10 người của chúng tôi để đổi lại mỗi một người mà chúng tôi giết của các ông, nhưng ngay cả với tỷ lệ đó thì rốt cuộc rồi các ông cũng sẽ thua, và cuối cùng, chúng tôi sẽ là người chiến thắng". Người Pháp tin tưởng vào ưu thế của họ đã lờ đi lời cảnh báo của ông và chịu thất bại nặng nề. Các sĩ quan cao cấp của Mỹ cũng nuôi dưỡng ảo vọng rằng những vũ khí của họ chắc chắn sẽ phá vỡ tinh thần của kẻ thù. Tuy nhiên, như chỉ huy của ông Hồ, Tướng Võ Nguyên Giáp, nói với tôi tại Hà Nội năm 1990, mối quan tâm chính của ông là chiến thắng. Khi tôi hỏi ông ta có thể kéo dài bao lâu để chống lại sự tấn công của Mỹ, ông trả lời, "Hai mươi năm, có thể 100 năm - miễn là chúng tôi giành chiến thắng, bất kể những gì phải trả...''. Và rằng Chủ tịch của 1 VNDCCH non trẻ đã có những câu nói đại diện cho toàn nhân dân Việt Nam lúc đó và được tạp chí này ghi lại như sau: ''Tôi xin mời Johnson tới Hà Nội như là khách của chúng tôi. Ông hãy đến với vợ và con gái, người thư ký, người bác sĩ và người đầu bếp của mình. Nhưng đừng mang theo tướng lĩnh và đô đốc!

Mỹ phải cút đi! Chúng tôi trải thảm đỏ cũng được, nhưng Mỹ phải cút đi! Mỹ phải chấm dứt xâm lược. Johnson miệng nói hòa bình tay lại ký những lệnh điều động quân. Chúng tôi không bác bỏ gì hết, nhưng nhân dân chúng tôi phải được yên ổn. Chúng tôi không muốn trở thành người chiến thắng. Chúng tôi chỉ muốn Mỹ cút đi! Gút-bai! ''

''Tôi là người đa nghi và tôi có lý do để ngờ vực. Người Mỹ các ông ít nhiều đều là nhà kinh doanh. Tôi cũng là nhà kinh doanh... Khi việc ném bom chấm dứt, câu chuyện bắt đầu. Chúng ta sẽ xem các mặt hàng.

Chúng tôi và nhân dân chúng tôi sẵn sàng nói chuyện với nhà cầm quyền Mỹ và nhân dân Mỹ. Nhưng với Johnson và Mc Namara thì hoặc là trải thảm đỏ hoặc đá đít ra ngoài cửa.

Chúng tôi sẵn sàng đem hoa và nhạc tiễn họ và mọi thứ khác họ thích, nhưng ông biết đấy, tôi thích tiếng lóng của các ông: qu'ils foutent le camp! ("qu'ils foutent le camp" có nghĩa là "hãy cút đi")

Và rồi nhiều nhiều nữa những dẫn chứng nữa, tất cả chỉ nhằm chứng minh một điều: ''DÂN TỘC VIỆT NAM MUỐN HÒA BÌNH NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ NỀN HÒA BÌNH BẰNG MỌI GIÁ, CHÚNG TA MUỐN NỀN HÒA BÌNH TRONG BÌNH ĐẲNG, NẾU KẺ NÀO CỨ CỐ TÌNH ÁP BỨC HOẶC ĐE DỌA NỀN HÒA BÌNH ĐÓ, THÌ HÃY COI CHỪNG VÀ TRƯỚC KHI NGHĨ ĐẾN VIỆC DÙNG BIỆN PHÁP QUÂN SỰ VỚI DÂN TỘC NÀY THÌ HÃY VỀ ĐỌC LẠI LỊCH SỬ CỦA CHÚNG TÔI MỘT LẦN CUỐI ĐI''

Câu hỏi: ''Học lịch sử để làm gì'' tôi đã gặp khá nhiều, thậm chí ngay dưới bài viết: ''Viết cho một thế hệ cúi đầu và viết để tưởng nhớ một thế hệ khác''. Tôi cũng đọc được câu hỏi này, và rồi, chính bản thân tôi cũng đi tìm câu trả lời cho nó, và... tôi không thể tìm ra câu trả lời cho mình, nhưng... có lẽ, tôi, à không, chúng ta đã sai, chúng ta sai ngay từ khi chưa bắt đầu, sai ngay điều cốt lõi của vấn đề, sai từ cái cách chúng ta đặt vấn đề, vậy nên cái vòng luẩn quẩn lịch sử - giáo dục, lỗi của ai, mãi không có hồi kết và mãi không có câu trả lời. Và cuối cùng: ''LỊCH SỬ LÀ ĐỂ CẢM NHẬN BẰNG TRÁI TIM VÀ TẤM LÒNG CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ ĐỂ HỌC THUỘC LÒNG'', ngày tháng ghi trên tờ giấy báo tử của những người chồng, người cha, và những người con của triệu triệu gia đình Việt Nam cũng chính là lịch sử, hãy đặt mình vào vị trí của họ và cảm nhận, có lẽ những liệt sĩ dã nằm xuống kia cũng chẳng cần tượng đài hay nhưng ngôi mộ hoành tráng, có chăng, điều họ cần, là những người còn sống đừng quên lãng họ, đừng phủ nhận công lao của họ, và hãy tưởng nhớ họ với những gì thành kính nhất...

TĐĐ-BC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét