Lý luận và thực
tiễn của cách mạng Việt Nam đều cho thấy, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam rất
rõ ràng và chặt chẽ; phản ánh đúng lý luận, thực tiễn và cả những vấn đề đặt ra
cần phải tiếp tục giải quyết.
Trong bài viết
của mình, Tổng Bí Thư nêu rõ: “Chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư
cách: Chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào;
chủ nghĩa xã hội là một chế độ... Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã
hội khoa học dựa trên học thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay”.
Chủ nghĩa xã
hội dựa trên học thuyết Mác - Lênin trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “nói một cách
đơn giản và dễ hiểu là: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”; “là công bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng
nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không hưởng. Những người già yếu hoặc tàn
tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom”; “chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân
dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc,
già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần được
xóa bỏ… Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày
càng tốt”… Vì thế, “nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết
nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn
việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”.
Cũng theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, thì “chỉ có chủ nghĩa Cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho
mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái,
đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui,
hòa bình, hạnh phúc”. Vì thế, về bản chất, chủ nghĩa xã hội được hiểu với tư
cách là một chế độ xã hội thuộc hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Đó chính là một chế độ xã hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo; trong đó, nhân dân lao
động làm chủ và mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân; là xã hội luôn chăm lo
đến lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của mỗi người dân. Đó là một xã hội
kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với tập thể và lợi ích xã hội, giải quyết
thỏa đáng giữa cống hiến và hưởng thụ; đồng thời, cũng là một xã hội mà sự phát
triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người,v.v..
Chủ nghĩa xã hội thực sự là một chế độ mới, khác biệt, ưu việt, đầy tính nhân
văn so với các chế độ xã hội trước đó như công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ,
phong kiến và tư bản chủ nghĩa và đó là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản,
mà việc xây dựng, hoàn thiện nó là một quá trình lịch sử lâu dài, để từng bước
đạt tới mục tiêu.
Từ đó, có thể
thấy, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội được Tổng Bí thư khẳng định trong bài
viết: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một
xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ;
có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con
người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;
các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ
nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác
với các nước trên thế giới”… là hoàn toàn phù hợp lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội./.
CĐT-H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét