HRW
lại tiếp tục chiêu trò can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam thông qua việc
họ kêu gọi tân Thủ tướng Úc thúc ép để Việt Nam thả “tù nhân chính trị”. Trong
bài viết “Theo dõi Nhân quyền kêu gọi tân Thủ tướng Úc thúc ép Việt Nam thả tù
nhân chính trị” vừa được trang RFA đăng tải vào tối 17/6/2022, ông Phil
Robertso, Phó giám đốc phân ban Châu Á của HRW đã cho rằng: “Úc nên xem xét
nghiêm túc và có hệ thống các mối quan tâm về nhân quyền trong tất cả các tương
tác của họ với chính phủ Việt Nam, và cần lên tiếng công khai về các trường hợp
quan trọng như Phạm Đoan Trang hay Châu Văn Khảm. Quá lâu rồi, chính sách ngoại
giao của Úc về nhân quyền ở Việt Nam là nửa vời và luôn thực hiện kín kẽ, điều
này cho phép Hà Nội giũ sạch những lo ngại đó mà không phải đối mặt với bất kỳ
hậu quả thực sự nào. Đã đến lúc Úc tham gia cùng các chính phủ cùng chí hướng
khác quan tâm đến các vấn đề dân chủ và nhân quyền, đồng thời bắt đầu sử dụng ảnh
hưởng của mình để tìm cách cải thiện tình hình nhân quyền đang ngày càng trở
nên tồi tệ ở Việt Nam."
Vậy
nhưng vẫn như trước đây, ngài Phil Robertso đang muốn đề cập đến Phạm Đoan
Trang hay Châu Văn Khảm là những người “tù nhân chính trị” nhưng thực tế họ là
những kẻ đã cho rằng mình hoạt động vì dân chủ, nhân quyền, thiết lập kênh,
trang mạng xã hội (Facebook, blog, trang web...) trên mạng Internet. Bằng những
bài viết thể hiện quan điểm đi ngược với đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước,
trong đó có các bài viết lên án, chỉ trích mang động cơ rất tiêu cực, những đối
tượng này đều có mối liên hệ mật thiết với các cá nhân, tổ chức thù địch nước
ngoài, luôn lây danh nghĩa hoạt động vì dân chủ, nhân quyền để chống phá đất nước.
Đó là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam cần được xử lý nghiêm minh.
Như
đã đề cập ở nhiều bài viết trước, ở Việt Nam, không có ai là “tù nhân chính trị”như
những gì mà HRW đã đưa ra. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam luôn
tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do của người dân, trong đó có quyền tự do dân
chủ, tự do ngôn luận trong khuôn khổ luật pháp. Điều này không chỉ đúng với
pháp luật Việt Nam, mà còn hoàn toàn phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền.
Tại Điều 29 của Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền, khẳng định: “Trong việc hành
xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người phải chịu những hạn chế do luật định…
nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng và nền an
sinh chung”. Và sự kiện Việt Nam được bầu trở thành một trong những Phó Chủ tịch
Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 77, nhiệm kỳ 2022-2023 vừa qua tại tại New
York, Mỹ vào ngày 07/6/2022 vừa qua là minh chứng rõ cho giá trị dân chủ, nhân
quyền của Việt Nam.
Mang
danh "bảo vệ dân chủ, nhân quyền" nhưng khi nhắc đến những cái tên
như Phạm Đoan Trang, Châu Văn Khảm… đã đủ thấy họ hoàn toàn không phải vì nhân
quyền cho Việt Nam mà thực chất đó là hành vi bảo vệ, tiếp tay cho những kẻ âm
mưu lợi dụng tự do dân chủ để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Luôn tôn trọng
và bảo đảm các quyền tự do của công dân, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của cộng đồng
quốc tế trong bảo vệ nhân quyền, nhưng Việt Nam kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn
mọi âm mưu và hành động đội lốt "dân chủ", "nhân quyền" để
can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, lợi dụng quyền tự do để chống phá
Đảng và chính quyền nhân dân. Ở Việt Nam không có chỗ cho thứ “dân chủ”, “nhân
quyền” coi thường kỷ cương phép nước. Chân dung của Phạm Đoan Trang, Châu Văn
Khảm hay những cá nhân tổ chức không có thiện chị với Việt Nam như HRW đã lộ diện.
Vì vậy, cái gọi là kiến nghị tân Thủ tướng Úc ma HRW vừa đăng tải cũng chỉ là
những chiêu trò lạc điệu, vô căn cứ và đó càng cho thấy bản chất nhằm can thiệp
vào công việc nội bộ Việt Nam như bấy lâu nay họ vẫn làm./.
HGL-H8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét