Pages - Menu

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2022

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

 

Ngày 10/5/2022 Hội nghị Trung ương 5 Khóa XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc. Một trong những nội dung quan trọng được Ban Chấp hành Trung ương bàn và thống nhất rất cao là chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, coi đây là việc làm cần thiết, đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Lợi dụng việc đó, trên trang rfavietnam bọn chúng tán phát bài viết “Phòng chống tham nhũng vẫn theo cách cũ thì hiệu quả không thể bền vững” cho rằng, nguyên nhân công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam thiếu hiệu quả là do độc đảng sinh ra, do chế độ “tập quyền Đảng Cộng sản toàn trị” gây ra. Những luận điệu đó, về bản chất nhằm chống phá Đảng, chống phá Nhà nước ta, phủ nhận vai trò của Đảng trong công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng.

Chúng cho rằng, việc thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “cánh tay nối dài” quyền lực, tập trung của Đảng ở cấp trung gian. Chúng suy diễn rằng, dưới chế độ tập quyền của Đảng, quyền lực của Đảng đứng trên và bao trùm cả nhà nước và pháp luật, công tác phòng chống tham nhũng và tiêu cực ở nước ta sẽ không thể bền vững. Chúng còn đưa ra những luận điệu quy kết rằng, chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã trở nên “lỗi thời”, “phản ánh sự duy ý chí của Đảng”. Có thể thấy bản chất của những luận điệu suy diễn này nhằm đề cao đa đảng đối lập, “đối trọng chính trị” hay “tam quyền phân lập” trong phòng, chống, tham nhũng.

Ngày 25.1, Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) năm 2021, theo đó Việt Nam tăng 3 điểm so với năm 2020. Đây là chỉ số toàn cầu hàng đầu về tham nhũng trong khu vực công, cung cấp một cái nhìn tổng thể hàng năm về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điểm số càng cao có nghĩa là càng minh bạch và ít tham nhũng hơn. Chỉ số CPI của Việt Nam trong năm 2021 là 39/100 điểm, tăng 3 điểm từ mức 36/100 điểm năm 2020, xếp thứ 87/180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây cũng chỉ số CPI cao nhất của Việt Nam trong giai đoạn từ 2012-2021. Trong bảng xếp hạng CPI năm 2021, có rất nhiều quốc gia ở châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh thực hiện chế độ đa đảng đối lập xếp sau Việt Nam trên bảng xếp hạng về chỉ số này, tức là mức độ tham nhũng cao hơn Việt Nam. Như vậy, không thể nói, công tác phòng chống tham nhũng kém bền vững do chế độ một đảng gây ra.

Trong những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế đã được phát hiện, xử lý. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã vào cuộc một cách quyết liệt, tạo chuyển biến trong công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời nhiều cán bộ, đảng viên có sai phạm liên quan đến tham nhũng. Chủ trương thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII thể hiện quyết tâm rất lớn, và “không có vùng cấm” của Đảng và Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Như vậy, Hội Nghị TW5/ Khóa XIII chủ trương thành lập ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở cấp tỉnh là rất đúng đắn, nhằm góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, theo tinh thần mà Tổng Bí thư đã nhiều lần nói là: “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”. Những luận điệu suy diễn của Phạm Quý Thọ là hoàn toàn sai trái nhằm phủ nhận vai trò của Đảng, Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng. Do đó, cần phải nhận diện và đấu tranh với những quan điểm sai trái này./.

                                                                                             NNĐ-KBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét