Thời gian qua, thực hiện sự chỉ
đạo quyết liệt của Trung ương Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
công cuộc phòng, chống tham nhũng đã được thực hiện thường xuyên, liên tục, mạnh
mẽ với quan điểm “không có vùng cấm” và đã đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn
diện, rõ rệt. Tuy nhiên, các thế lực phản động, thù địch đã lợi dụng các vụ việc
vi phạm kỷ luật, pháp luật trong công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng để cố
tinhg xuyên tạc, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Không dừng lại ở việc xuyên tạc,
phủ nhận nền tảng tư tưởng, phủ nhận cơ sở lý luận về vai trò lãnh đạo, vai trò
cầm quyền của Đảng, các thế lực thù địch, phản động còn ra sức lợi dụng những
tiêu cực nảy sinh trong đời sống xã hội, nhất là tình trạng tham nhũng,… để gây
“nhiễu” dư luận, xuyên tạc bản chất của chế độ; coi những tiêu cực đó có nguyên
nhân là do sự lãnh đạo của Đảng. Nguy hiểm hơn, chúng đưa ra luận điệu “tham
nhũng là hệ quả tất yếu của chế độ độc đảng”; “việc phòng chống tham nhũng thực
chất là đấu đá trong nội bộ Đảng”. Từ đó, các thế lực này lớn tiếng hô hào đòi
“thay đổi chế độ”, thực hiện “đa nguyên, đa đảng”.
Cần nhận thấy, tham nhũng là hiện
tượng xã hội tồn tại trong mọi chế độ chính trị khác nhau, gắn liền với nhà nước
và quyền lực. Bản chất của tham nhũng gắn liền với quyền lực chính trị và quyền
lực kinh tế. Do đó, dù chế độ chính trị nào, chủ nghĩa xã hội hay tư bản chủ
nghĩa, chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì vẫn có nạn
tham nhũng. Trong bối cảnh hiện nay, tham nhũng đang là “vấn nạn” đối với nhiều
quốc gia trên thế giới. Vì vậy, luận điệu cho rằng tham nhũng là “hệ quả tất yếu
của chế độ độc đảng” đã cho thấy động cơ chính trị đen tối của các thế lực thù
địch, phản động. Các thế lực này đang cố tình bỏ qua bản chất, tính xã hội của
hiện tượng tham nhũng để chống phá cách mạng Việt Nam; xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Có thể thấy, trong những năm gần
đây, số vụ án tham nhũng bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tăng lên, trong
đó có nhiều cán bộ, đảng viên, có những cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (Ủy
viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, sĩ
quan cấp tướng thuộc lực lượng vũ trang) bị xử lý kỷ luật. Từ đầu năm 2022 đến
nay, các cơ quan tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 1.264 vụ/2.038 bị can,
truy tố 742 vụ/1.594 bị can, xét xử sơ thẩm 737 vụ/1.567 bị cáo về các tội tham
nhũng, kinh tế, chức vụ 2. Trong đó, đã khởi tố, điều tra nhiều vụ án lớn,
đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp; đã khởi tố 8 cán bộ diện Trung ương quản lý.
Những kết quả nói trên không chỉ khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước
trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà còn cho thấy rõ tính chất quyết liệt,
“không có ngoại lệ”; “không có vùng cấm” của cuộc đấu tranh này. Thành quả đó
đã để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội,
được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao và quốc tế ghi
nhận. Đồng thời, cũng là minh chứng rõ ràng, đập tan mọi âm mưu lợi dụng vấn đề
tham nhũng để chống phá cách mạng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Việt Nam.
Tổng kết 35 năm đổi mới, Đại hội
XIII của Đảng đánh giá: “Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện” ; “Đất nước ta chưa bao giờ
có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Những thành tựu
trên có được trước hết là do Đảng ta có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo,
phù hợp lợi ích và nguyện vọng của Nhân dân; tạo được niềm tin và động viên
Nhân dân quyết tâm thực hiện con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Do đó,
mọi âm mưu, luận điệu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đều là biểu hiện của động
cơ chính trị đen tối, mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước ta. Mỗi cán bộ, đảng viên
và quần chúng cần đề cao cảnh giác; tích cực vạch trần và kiên quyết đấu tranh
với các âm mưu, luận điệu nói trên để khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam./.
THH – H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét