Pages - Menu

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

LUẬN ĐIỂM “BỎ QUA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN” CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN

 

(Phần III: Một số nội dung cần quán triệt khi nghiên cứu luận điểm “bỏ qua chủ nghĩa tư bản” của C.Mác và Ph.Ăngghen)

Luận điểm “bỏ qua chế độ TBCN” của C.Mác và Ph.Ăngghen có một giá trị to lớn, là cơ sở cách mạng và khoa học trong nhận thức về con đường đi lên CNXH, xác định những bước đi, hình thức kinh tế và phương pháp quá độ ở nước ta hiện nay. Với ý nghĩa ấy, chúng ta cần phải hiểu và quán triệt một số nội dung cơ bản sau:

Một là, đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN nhưng phải tôn trọng quá trình lịch sử tự nhiên, nhất là quá trình phát triển kinh tế, không nóng vội, chủ quan, duy ý chí.

Đây là một trong những nội dung rất quan trọng cần phải được nhận thức một cách đầy đủ trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.

Hai là, đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN bằng cách thông qua những khâu trung gian, những hình thức quá độ gắn với việc xây dựng các tiền đề cần thiết.

Đây là việc làm cần thiết không chỉ đúng với quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen đã được nêu ở trên, mà còn phù hợp với chính điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của nước ta.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã từng chỉ ra rằng: Chúng ta phải hiểu những đường lối, thể thức, thủ đoạn và phương sách trung gian cần thiết để chuyển từ những quan hệ tiền tư bản lên CNXH. Với nghĩa đó, sự “quá độ bỏ qua” chính là bỏ qua bằng các khâu trung gian - đó là sự quá độ lên CNXH từ một xã hội tiền tư bản, phổ biến là sản xuất nhỏ phải trải qua một loạt các khâu trung gian, những hình thức quá độ, coi đó là những nấc thang, bắc những “chiếc cầu nhỏ” nối tiếp trên con đường quá độ.

Những điều kiện, tiền đề cần thiết để thực hiện quá độ “bỏ qua CNTB” ở nước ta: 1) Xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh về cả chính trị, tư tưởng và tổ chức, đoàn kết nhất trí cao, có phương thức lãnh đạo khoa học, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. 2) Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của dân, do dân và vì dân. 3) Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. 4) Đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Ba là, đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN nhưng phải tiếp thu, kế thừa và phát triển những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới CNTB, nhất là về khoa học công nghệ.

Thực chất đó là sử dụng những thành tựu nhiều mặt của xã hội loài người mà CNTB với địa vị lịch sử của nó đã thâu tóm, lợi dụng và phát triển chúng.

Tóm lại, luận điểm “bỏ qua chế độ TBCN” của Mác và Ăngghen thực sự là một dự báo khoa học, chất đầy tính biện chứng. Nó chính là tiền đề, thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho việc xác định con đường đi lên CNXH về bước đi, hình thức kinh tế và phương pháp quá độ ở nước ta. Quán triệt và vận dụng linh hoạt, phù hợp tư tưởng trên vào thực tiễn cách mạng Việt Nam góp phần quan trọng khẳng định tính đúng đắn con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới./.

NTC-H4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét