Pages - Menu

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2022

QUAN ĐIỂM ĐỐI NGOẠI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là một bộ phận hợp thành trong hệ thống tư tưởng cách mạng của Người, trong đó bao gồm hệ thống những quan điểm của Người về quốc tế và những hình thức, biện pháp, nghệ thuật xử sự trong quan hệ quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng trong từng thời kỳ. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động đối ngoại rất rộng lớn và sâu sắc, có thể khai thác từ nhiều góc độ khác nhau. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng, thể hiện bản chất cách mạng và khoa học, lý luận và thực tiễn trong tư tưởng của Người. Những tư tưởng của Người luôn là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam nói chung và nền ngoại giao nói riêng phát triển, từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn chuyên gia Liên Xô sang giúp đỡ công tác chuyên môn cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tại Hà Nội, ngày 22-3-1960. Ảnh tư liệu/nguồn tuyengiao.vn.

Nhận thức về kẻ thù và bạn đồng minh của cách mạng Việt Nam: Với nhận thức và sự mẫn cảm chính trị của mình, Nguyễn Ái Quốc nhận ra khả năng và điều kiện liên minh các lực lượng bị áp bức trên thế giới chống chủ nghĩa thực dân, khả năng đoàn kết quốc tế của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của mình. Người nhận định: “Trong cuộc chiến đấu của chúng ta, chúng ta không cô độc vì chúng ta có tất cả dân tộc của chúng ta ủng hộ và những người Pháp dân chủ, những người Pháp chân chính, đứng bên cạnh chúng ta”. Đây là một trong những cơ sở để Nguyễn Ái Quốc về nhận thức vượt qua tầm nhìn hạn chế, ảo tưởng mong chờ sự giúp đỡ của các chính phủ đế quốc trong cuộc đấu tranh giải phóng từng tồn tại ở một số nhà yêu nước khác cùng thời.

Quan điêm độc lập tự chủ trong đoàn kết hợp tác quốc tế của Hồ Chí Minh được thể hiện qua tư duy độc lập và sự nhạy cảm về chính trị trong phân tích, phát hiện những giá trị tốt đẹp của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc truyền thống; thể hiện nhận thức mới về sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc; nhận thức mới về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để thực hiện cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam trong hoàn cảnh phong trào giải phhongs dân tộc phát triển mạnh mẽ trên phạm vi quốc tế. Hồ Chí Minh giải thích: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”. Điều đó có nghĩa, dân tộc Việt Nam phải tự mình hoạch định đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại, phải vạch rõ những phương pháp và biện pháp riêng của mình.

Quan điểm gắn cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: Hồ Chí Minh là người đầu tiên xác định và thực thi quan điểm gắn cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. Việc đặt cách mạng Việt Nam thành một bộ phận của trào lưu cách mạng thế giới vừa tạo cơ sở xây dựng quan hệ hữu nghị và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế; vừa thể hiện ý thức trách nhiệm của nhân dân Việt Nam đối với phong trào cách mạng thế giới. Người chỉ rõ: “Sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.

Giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế được dư luận thế giới đánh giá cao. Giáo sư Nhật Bản Singô Sibata, đánh giá Hồ Chí Minh “đã đặc biệt làm sâu sắc thêm lý luận về vấn đề dân chủ, quyền dân tộc tự quyết và những quyền dân tộc cơ bản”. Hồ Chí Minh là một biểu tượng nổi bật về tinh thần quả cảm của dân tộc bởi Người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước và giải phóng dân tộc Việt Nam, qua đó góp phần vào cuộc đấu tranh chung của toàn nhân loại vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.../.

N.T.Q, N.V.N - H3, K3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét