Đại
đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống cực kì quý
báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt mấy nghàn năm đấu tranh dựng nước
và giữ nước. Đoàn kết đã trở thành một động lực to lớn, một triết lý nhân sinh
và hành động để dân tộc ta vượt qua bao biến cố, thăng trầm của thiên tai, địch
họa, để tồn tại và phát triển bền vững. Trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam
và thực tiễn cách mạng thế giới đã sớm hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết dân tộc. Với nhãn quan chính trị sắc bén, với tinh thần nhân văn cao cả,
suốt cả cuộc đời, Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện một hệ thống
quan điểm về đại đoàn kết dân tộc, tích cực truyền bá tư tưởng đoàn kết trong
toàn Đảng và các cấp chính quyền, trong các tầng lớp nhân dân, kể cả đồng bào
Việt Nam ở xa Tổ quốc.
Một
là, Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về đại đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc.
Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một bộ phận quan trọng hợp thành
trong hệ thống tư tưởng của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam. Nghiên cứu toàn bộ di cảo của Người có thể nhận thấy cụm từ “đoàn kết” được
Người nhắc tới hơn hai ngàn lần và cụm từ “đại đoàn kết” được Người nhắc tới
hơn tám mươi lần, điều đó nói lên sự quan tâm đối với vấn đề đoàn kết ở mọi điều
kiện, mọi hoàn cảnh của lịch sử, đồng thời tỏ rõ tầm chiến lược tư tưởng đoàn kết
của Người. Đoàn kết có thể hiểu một cách đơn giản là sự tập hợp, kết thành một
khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó. Còn đại đoàn kết
là đoàn kết rộng rãi tức muốn nhấn mạnh tới thành phần, quy mô, lực lượng của
khối đoàn kết.
Hồ
Chí Minh nói nhiều tới đoàn kết, đại đoàn kết, tuy nhiên chỉ một lần duy nhất
Người định nghĩa về khái niệm đại đoàn kết: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải
đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và
các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng
như cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải
đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”. Tư tưởng về đại đoàn kết tiếp tục được Hồ
Chí Minh cụ thể hóa hơn trong các cụm từ như: “đại đoàn kết toàn dân”, “đoàn kết
toàn dân”, “đoàn kết dân tộc”, “toàn dân tộc ta đoàn kết”. Tuy cách diễn đạt có
thể khác nhau, nhưng nội hàm của các khái niệm trên đều thống nhất khi khẳng định
lực lượng của khối đại đoàn kết là của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Hai
là, Hồ Chí Minh chỉ ra vai trò của đại đoàn kết dân tộc đối với cách mạng Việt
Nam
Khi
đề cập đến vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng
định, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn
đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi
lực lượng nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc
đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, của nhân dân. Theo Người, đoàn kết làm nên
sức mạnh và là cội nguồn của mọi thành công: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch
của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”; “Đoàn kết, đoàn kết,
đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”.
Đại
đoàn kết dân tộc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh không chỉ đơn giản là phương
pháp tổ chức, tập hợp lực lượng, mà cao hơn là một bộ phận hữu cơ, một tư tưởng
xuyên suốt trong đường lối chiến lược cách mạng, Người khẳng định: “Đoàn kết là
một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị”. Có thể nói đoàn
kết dân tộc vừa là điều kiện tiên quyết, sống còn đối với sự nghiệp cách mạng,
đồng thời là tôn chỉ, mục đích, là nhiệm vụ hàng đầu mà sự nghiệp cách mạng cần
hướng và đạt tới.
Ba
là, Hồ Chí Minh chỉ ra lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc là toàn dân
trong đó lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức làm nền tảng.
Kế
thừa và nâng tầm tư duy chính trị truyền thống của cha ông: “Nước lấy dân làm gốc”;
đồng thời thấm nhuần nguyên lý mác xít “Cách mạng là ngày hội của quần chúng”,
Hồ Chí Minh đã tìm sức mạnh và cái cẩm nang thần kì của công cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước ở lực lượng vô địch của nhân dân: “Trong bầu
trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng
đoàn kết của nhân dân”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân, nhân dân có một nội
hàm rất rộng. Người dùng các khái niệm này để chỉ tất cả mọi công dân của nước
Việt Nam, những người được gọi là “con Lạc cháu Hồng”. Tư tưởng đại đoàn kết
dân tộc của Người là đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các
chính đảng, đoàn thể, các dân tộc, tôn giáo, kể cả những người trước đây lầm đường
lạc lối nhưng đã biết hối cải, quay về với chính nghĩa của dân tộc. Đoàn kết
trong tư tưởng của Người là đoàn kết rộng rãi, mở rộng và tranh thủ tất cả những
lực lượng và bộ phận có thể tranh thủ. Nguyên tắc đoàn kết rộng rãi được dựa
trên điểm tương đồng là: “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ, thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng
ta cũng thật thà đoàn kết với họ”. “Ai có tài, có sức, có đức, có lòng phụng sự
Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”...
Bốn
là, Hồ Chí Minh chỉ ra phương thức thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Đại
đoàn kết được xây dựng dựa trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc và những
lợi ích chính đáng của nhân dân lao động. Thực tiễn lịch sử đã xác nhận, suy đến
cùng, mối quan hệ giữa các tầng lớp nhân dân trở nên bền chặt hay không do
chính vấn đề lợi ích quy định. Ngược lại nếu không thỏa mãn những vấn đề tối
thiểu về lợi ích thì mọi khẩu hiệu về đoàn kết chỉ là những khẩu hiệu trống rỗng.
Tuy nhiên, mối quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp luôn là vấn đề hết sức
phức tạp, chồng chéo, luôn chứa đựng những yếu tố thống nhất, mâu thuẫn và
không ngừng vận động biến đổi cùng với đời sống thực tiễn.
Là
một đất nước có một cơ cấu xã hội - giai cấp phong phú mang nhiều nét đặc thù của
một xã hội nửa thực dân phong kiến, Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc về nhận thức, thái
độ của mỗi tầng lớp nhân dân là hết sức khác nhau, Người nhận định: “Cố nhiên,
dân chúng không nhất luật như nhau. Trong dân chúng, có nhiều tầng lớp khác
nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau. Có lớp tiền tiến, có lớp chừng chừng,
có lớp lạc hậu”. Do chính môi trường, hoàn cảnh sống khác nhau đó nên nhận thức
và hành động không thể nhất quán, thậm chí có những xung đột về vấn đề lợi ích.
Nhằm quy tụ sức mạnh của cả dân tộc hướng vào mục tiêu chung, tạo nên hợp lực
trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, Hồ Chí Minh đã tìm kiếm, trân trọng
và phát huy những yếu tố tương đồng, thống nhất để khắc chế, giải quyết các yếu
tố khác biệt, mâu thuẫn. Yếu tố tương đồng để quy tụ sức mạnh của cả dân tộc phải
phản ánh được khát vọng cháy bỏng của mọi người Việt Nam yêu nước, đó là tinh
thần: “Hy sinh tiền bạc, thời gian và cả máu vì lợi ích các dân tộc bị áp bức;
tóm lại, phải vị tha và không ích kỷ, phải tuân thủ theo phương châm “TỔ QUỐC
TRÊN HẾT” ở mọi nơi và mọi lúc”.
Quán
triệt sâu sắc, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết dân tộc, Đảng ta khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam là sự
liên kết, gắn bó tất cả các thành viên các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp,
mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài
Đảng, người đang công tác, người đã nghỉ hưu và mọi thành viên trong đại gia
đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài thành một khối vững
chắc, ổn định, lâu dài nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong khối đại đoàn kết đó, giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là lực lượng nòng cốt,
đông đảo nhất, đồng thời là cơ sở vững chắc của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thông qua khối liên minh này, Đảng, Nhà nước có thể tập hợp, vận động các tầng
lớp nhân dân lao động khác tham gia quản lý nhà nước, làm chủ xã hội, làm cho lợi
ích giai cấp gắn chặt với lợi ích dân tộc, tạo đồng thuận cao trong xã hội. Vì
vậy, Đảng ta chỉ rõ: “Khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo
của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động
lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp
cách mạng trong giai đoạn mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định đại đoàn kết toàn
dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã đúc kết một
trong những bài học lớn của cách mạng Việt Nam là: “Không ngừng củng cố, tăng
cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết
quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng
nước ta”./.
P.T.H.H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét