Công
tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua được đánh giá là có bước tiến mạnh, đạt
nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng
tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng
khẳng định, “công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã trở
thành phong trào, xu thế”, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, hưởng
ứng, đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.
Thời
gian gần đây, khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc
Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban quyết liệt thực hiện
từng bước, thận trọng, từ thanh tra, điều tra, đến kết luận, xử lý một số vụ việc
thì tình hình đã có chuyển biến rõ rệt. Với tinh thần “Không để còn những vùng
cấm” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng và Nhà nước ta đã kiên quyết xử lý
đến cùng những cá nhân và tập thể có sai phạm. Sai phạm đến đâu bị xử lý đến
đó, xử lý về mặt Đảng trước, về mặt pháp luật sau; các cá nhân có sai phạm dù
trốn ra nước ngoài vẫn không tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật. Một số
vụ án, vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp vốn được cho là “vùng cấm, nhạy
cảm”, một số cán bộ cao cấp cả đương chức và đã nghỉ hưu, có vi phạm liên quan
đến các vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng đã bị xử lý nghiêm cả về
hình sự. “Không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “không còn hạ cánh an toàn”
đã trở thành phương châm trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
lãng phí, tiêu cực ở nước ta hiện nay. Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là công tác phòng, chống tham nhũng là điểm nhấn
thuyết phục, được nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Từ
năm 2013 - năm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - đến
nay, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hơn 11.700 vụ án
về tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần
4.400 bị cáo. Trong số cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự,
có cả Ủy viên Bộ Chính trị, một số Ủy viên và nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, bộ
trưởng, nguyên bộ trưởng, sĩ quan cấp tướng…
Khi
sai phạm của những tổ chức có tính chất nghiêm trọng được mạnh dạn xử lý, có thể
gây ra những tác động tiêu cực trong ngắn hạn về kinh tế, đồng thời trước mắt
có thể làm tổn hại một phần niềm tin của nhân dân và bạn bè quốc tế, bởi trong
Đảng vẫn còn những “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng về lâu dài, chắc chắn nền
kinh tế sẽ phát triển bền vững và niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng sẽ được củng
cố hơn.
Nhận
thức rõ những được - mất đó, Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng quyết tâm không để còn những vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người
vi phạm là ai cũng bị xử phạt nghiêm minh và việc xử lý sai phạm không chịu sức
ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.
VTK-H1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét