Mới đây, trên trang Vietnamthoibao.org,
có đăng bài “Dân là chủ trong cách hiểu của độc quyền chính trị”; Chúng đã
công kích, xuyên tạc việc thực hiện quyền dân chủ và quyền phản biện xã hội ở
Việt Nam. Trong nội dung bài viết cho rằng: “chỉ khi nào dân đủ năng lực “làm
chủ” và “làm chủ” một cách tự nguyện, xuất sắc thì dân mới thực sự “là chủ”; nếu
không, dân chỉ “là chủ” trên danh nghĩa” và “phản biện chính trị là điều cấm kỵ
ở Việt Nam”. Qua bài viết thấy rằng, toàn bộ những lời lẽ đưa ra đều là những
luận điệu xuyên tạc, cố tình nói xấu Đảng, nói xấu chế độ tốt đẹp mà Đảng và
nhân dân Việt Nam đang ra sức xây dựng. Bởi vì:
Thực hiện dân chủ nhân dân là
yêu cầu nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
sự phát triển đất nước.
Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn đề cao dân chủ; vấn đề dân chủ đã được thể hiện trong các Văn
kiện của Đảng, được hiến định trong Hiến pháp và thể chế trong các văn bản pháp
luật của Nhà nước Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về “dân chủ” ở Việt Nam, bài viết
xin nêu một vài vấn đề sau:
Thứ nhất, Đảng và Nhà nước
Việt Nam xác định yêu cầu xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đó là: “Toàn
bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của
Nhân dân” và “bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở
mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực”. Mới nhất, Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII nhấn mạnh phải kiên trì thực hiện phương châm “Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Thứ hai, Điều 2 Hiến pháp
năm 2013 hiến định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ;
tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”; điều đó đã thể hiện
nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đề cao quyền làm chủ của
Nhân dân trong Hiến pháp là bảo đảm tự do, dân chủ, nhân quyền. Để nâng cao chất
lượng thực hiện dân chủ, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII chỉ
rõ: “Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và
vai trò chủ thể của nhân dân”; “Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp,
dân chủ đại diện, nhất là dân chủ ở cơ sở. Chống các biểu hiện dân chủ cực
đoan, dân chủ hình thức”.
Thứ ba, để phát huy
quyền tự do, dân chủ của Nhân dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều
nội dung như: lấy ý kiến của người dân trong xây dựng chính sách, pháp luật,
hương ước, quy ước, góp ý xây dựng đảng, chính quyền; truyền hình trực tiếp các
phiên chất vấn trong các kỳ họp của Quốc hội; thực hiện đối thoại, tiếp xúc cử
tri của các đại biểu Quốc hội… Cùng với đó, ở Việt Nam tỷ lệ đại biểu Quốc hội
là nữ, người dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo ngày càng cao, tỷ lệ nữ là đại
biểu Quốc hội đứng thứ hai trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đứng thứ
9/135 nước trên thế giới…
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi
trọng, tiếp thu các ý kiến của Nhân dân trong phản biện, hiến kế
xây dựng Đảng, chính quyền.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII chỉ rõ: “Xây dựng các cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống
hiến vì đất nước của mọi người dân Việt Nam”; “phát huy tính tích cực chính trị-xã
hội, quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa…”. Để thực hiện quyền góp ý, phản biện của
Nhân dân, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản điển hình như: Quyết
định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội;
Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền; Nghị quyết liên tịch số
403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN, quy định chi tiết các hình thức giám
sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… Ngoài ra, việc tiếp thu ý
kiến phản biện từ người dân và các tầng lớp xã hội còn được thực hiện thông qua
nhiều kênh khác như: tiếp xúc, trao đổi, giải quyết đơn thư, hội nghị lấy ý kiến
cử tri, các phương tiện truyền thông, thăm dò dư luận xã hội, các diễn đàn đối
thoại…
Những chủ trương và hành động cụ
thể của Đảng, Nhà nước ta về thực hiện quyền dân chủ và quyền phản biện xã hội
của Nhân dân là minh chứng rõ nét để chúng ta phản bác lại những luận điệu vu
khống, xuyên tạc của bọn chúng. Vì vậy, mỗi người dân cần đề cao cảnh giác, vạch
trần và kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của chúng./.
HTB-KBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét