Tính
chiến đấu trong giảng dạy triết học Mác - Lênin là một thuộc tính căn bản, đồng
thời là tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động này. Nâng cao tính chiến đấu
trong giảng dạy triết học Mác - Lênin là phương thức quan trọng góp phần bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Triết
học Mác - Lênin là hệ thống những quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã
hội và tư duy, là thế giới quan, phương pháp luận khoa học, là vũ khí tinh thần
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động để nhân thức và cải tạo thế giới.
Đó là một hệ thống lý luận và phương pháp luận khoa học, được kết tinh từ những
thành tựu trí tuệ, tinh hoa văn hóa của nhân loại; không chỉ nhận thức thế giới,
mà còn cải tạo thế giới phù hợp với những quy luật khách quan. Quá trình hình
thành, phát triển triết học Mác - Lênin luôn gắn với cuộc đấu tranh phản bác
các trào lưu tư tưởng phi mác xít, phản mác xít, chủ nghĩa cơ hội - xét lại với
những biến dạng tinh vi, khó lường. Đấu tranh, bảo vệ triết học Mác - Lênin là
quy luật trong quá trình ra đời và phát triển.
Hoạt
động giảng dạy triết học Mác - Lênin trong các nhà trường ở nước ta hiện nay có
những ưu thế thể hiện tính chiến đấu trong hệ thống lý luận khoa học về những
nguyên lý, quy luật chung nhất là cơ sở, phương pháp luận để luận giải sự vận động,
biến đổi và phát triển tất yếu của xã hội loài người, được thay thế bởi các
hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao; là lý luận khoa học và cách mạng
xoay quanh tính tất yếu, nội dung, cách thức, biện pháp, phản ánh những quy luật
và tính quy luật chính trị - xã hội trên con đường đi tới mục tiêu chủ nghĩa xã
hội.
Thông
qua hoạt động giảng dạy với những phương pháp dạy học tích cực, hiện đại, tăng
cường sự tương tác giữa người dạy và người học, một mặt tiếp tục khẳng định giá
trị vĩnh hằng của triết học Mác - Lênin; mặt khác, định hướng, bồi dưỡng, giác
ngộ cho người học về nội dung, hình thức, phương pháp đấu tranh, phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch một cách khoa học, thực chất, hiệu quả. Với ưu thế
về nội dung, phương pháp, đối tượng thể hiện tính chiến đấu trong giảng dạy triết
học Mác - Lênin góp phần vào cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng ta. Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng phải trên cơ sở quán triệt sâu sắc, vận dụng đúng đắn,
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam
trong thời đại ngày nay”. Từ quán triệt sâu sắc đến vận dụng đúng đắn, sáng tạo
vào thực tiễn là một quá trình chuyển biến nhận thức và hành động. Không thể vận
dụng đúng đắn, sáng tạo nếu như nhận thức chưa đầy đủ, thiếu sâu sắc bản chất
tinh thần cốt lõi của triết học Mác - Lênin.
Tính
chiến đấu của bài giảng triết học Mác - Lênin tùy thuộc vào tổng hòa các phẩm
chất, năng lực của người giảng viên. Với người giảng viên giảng dạy triết học
Mác - Lênin, bản lĩnh chính trị là “tấm khiên, manh giáp”; còn sự am hiểu tường
tận, sâu sắc kiến thức chuyên môn, năng lực phân tích nội dung sâu rộng, kỹ
năng nhận diện, đấu tranh phản bác sắc bén chính là “thanh kiếm” của họ.
Bản
lĩnh chính trị của giảng viên là sự kết tinh các yếu tố về thể chất và tri thức,
tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, được
thể hiện vững vàng trước mọi hoàn cảnh, tình huống chính trị thực tiễn. Bản
lĩnh chính trị, trình độ kiến thức, năng lực giảng dạy và nhận diện đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của giảng viên không phải tự nhiên mà
có, mà phải được hình thành, phát triển trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn
luyện ở nhà trường và thực tiễn công tác. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục,
gắn với quá trình đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giảng viên.
Đối
với giảng viên giảng dạy triết học Mác - Lênin, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị là
yếu tố hàng đầu, là “bệ đỡ” để họ tự tin, vững vàng đấu tranh một cách triệt để,
bảo vệ giá trị của triết học Mác - Lênin. Nếu không có bản lĩnh chính trị, lập
trường kiên định, vững vàng, không có sự tỉnh táo, sáng suốt thì tính chiến đấu
của bài giảng không thể đúng hướng.
Không
thể nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy triết học Mác - Lênin, nếu như đội
ngũ giảng viên chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện thấp, trình độ chuyên
môn, năng lực hạn chế, nhất là kỹ năng nhận diện, xây dựng tình huống phê phán,
phản bác quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ lý luận cách mạng trong bài giảng.
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn là quá trình tìm tòi, nghiên
cứu để nắm vững, hiểu sâu nguồn gốc, bản chất các nguyên lý, quy luật chính trị
- xã hội của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự chuyển biến tất yếu từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời giảng viên phải nắm chắc kiến thức
liên ngành như kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà nước
và pháp luật, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước…
Chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng trình độ kiến thức chuyên môn chuyên ngành, liên ngành
là nền tảng tri thức quan trọng để bồi dưỡng năng lực giảng dạy, tham gia đấu
tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên. Trong đó, bồi dưỡng các kỹ năng thao
tác sư phạm, truyền tải hệ thống tri thức gắn với nhận diện, phê phán, phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch, các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận triết học
Mác - Lênin là nội dung trọng tâm.
Chú
trọng bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng, phương pháp xây dựng và thực hiện tính chiến
đấu trong giảng dạy cho đội ngũ giảng viên và học viên. Đây là điều kiện quan
trọng để nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy triết học Mác - Lênin. Từ hoạt
động này, cả người dạy và người học từng bước hình thành các kỹ năng nhận diện,
phân tích, đối chiếu, nêu luận cứ phê phán, phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch. Nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy đòi hỏi các chủ thể phải được
bồi dưỡng, rèn luyện từ thực tiễn đấu tranh tư tưởng, lý luận. Quá trình giảng
dạy, giảng viên và học viên cùng nhau tương tác, tạo ra các tình huống tư duy đấu
tranh lý luận; từ đó hình thành, phát triển kỹ năng nhận diện đấu tranh không
khoan nhượng với những trào lưu tư tưởng, lý luận đối lập. Bên cạnh đó, giảng
viên cần tích cực tham gia các diễn đàn khoa học, sinh hoạt chuyên môn, trao đổi
học thuật, tọa đàm, hội thảo để thể hiện chính kiến, quan điểm của mình; đồng
thời có cơ hội cọ xát, bồi đắp năng lực tư duy, góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy.
Để
nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực
giảng dạy, kỹ năng thể hiện tính chiến đấu cho đội ngũ giảng viên, đòi hỏi phải
phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chỉ huy các cấp, trực tiếp nhất
là lãnh đạo, quản lý các khoa giáo viên có nhiệm vụ giảng dạy triết học Mác -
Lênin; đồng thời, nêu cao vai trò, trách nhiệm của học viên - đối tượng tương
tác trong hoạt động này.
Tóm
lại, nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của của Đảng, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay đang đặt ra yêu cầu ngày càng
cao, thì nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy triết học Mác - Lênin là một
phương thức cần được quan tâm và đầu tư nghiêm túc của các chủ thể, trong đó, đội
ngũ giảng viên giảng dạy giữ vai trò trực tiếp quyết định./.
H2
- NBL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét