Pages - Menu

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2022

PHẢN BÁC RFA XUYÊN TẠC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG

 

Mới đây trên trang còm của RFA lại đăng bài xuyên tạc vấn đề tham nhũng ở Việt Nam, rằng cái thể chế chính là nguyên nhân của việc các quan chức mặc sức trục lợi và từ đấy tham nhũng ở Việt Nam nở rộ như rừng nấm mọc sau mưa!. Họ xảo biện và quy chụp tham nhũng là sản phẩm tất yếu của chế độ xã hội chủ nghĩa, chỉ có thay đổi chế độ mới giảm được tham nhũng! rằng, nguồn tài chính có được từ tham nhũng dùng để vận động hành lang, vận động chính sách, chạy bằng cấp, chạy thành tích, chạy chức, chạy quyền…

Cùng với vấn đề dân chủ, nhân quyền, vấn đề tham nhũng thường bị các thế lực chống đối lợi dụng để xuyên tạc, hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước ta. Dù ai cũng biết trên thực tế từ xưa đến nay, tham nhũng không phải là vấn đề của riêng một quốc gia, mà còn là hiện tượng tất yếu trong bất kỳ xã hội nào, dưới bất kỳ mô hình chính trị nào. Do vậy, luận điểm cho rằng, tham nhũng là “con đẻ”, là sản phẩm của thể chế xã hội chủ nghĩa là sự nhầm lẫn về cả về lý luận và thực tiễn. Đầu năm 2022, Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) do Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố cho thấy, vấn nạn tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Đáng chú ý, trong nhiều năm qua, hầu hết các quốc gia trên thế giới không có sự cải thiện đáng kể về hiệu quả phòng, chống tham nhũng; hiện vẫn có hơn 2/3 trong tổng số 180 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá chỉ đạt điểm dưới 50 trên thang điểm 100 của CPI.

Từ khi giành quyền lãnh đạo đất nước đến nay, Đảng CSVN luôn coi trọng phòng, chống tham nhũng. Ngay từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994, Đảng xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ, đồng thời sớm ban hành và thường xuyên hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho công tác phòng, chống tham nhũng. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định 12 nhóm hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước, 3 nhóm hành vi tham nhũng khu vực ngoài nhà nước; xác định chi tiết các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) dành 7 điều (từ Điều 353 đến Điều 359) quy định các tội phạm tham nhũng. Không thể phủ nhận nhờ có sự quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, tình trạng tham nhũng ở ta từng bước được kiềm chế, ngăn chặn. Trong gần hai thập niên qua, chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam ngày càng có xu hướng tích cực; năm 2021, đạt 39/100 điểm, tăng 3 điểm so với năm 2020, xếp thứ 87/180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Chính RFA phải thừa nhận phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong những năm gần đây đạt những kết quả quan trọng, đặc biệt nhờ công cuộc “đốt lò” mà đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng. Trong 10 năm (2012-2022) có hơn 19.546 vụ/33.868 bị can đã bị khởi tố, điều tra, phần lớn về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế. Trong đó có 170 cán bộ cấp cao diện TW quản lý, có 33 ủy viên, nguyên UVTW, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang… Kết quả này chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam rất kiên quyết, kiên trì trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, xây dựng thể chế trong sạch hơn.

“Lò” chống tham nhũng được thổi bùng lên và duy trì đã tăng sức hấp dẫn cho Việt Nam như một điểm đến cho đầu tư nước ngoài. Ở Việt Nam, không ai đứng ngoài luật pháp, việc gần đây các ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long, Phạm Công Tạc và một số nguyên tướng tá thuộc lực lượng Cảnh sát biển bị xử lý kỷ luật đảng, chính quyền và bị khởi tố tiếp tục minh chứng điều đó. Việc đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, nhất là vụ Việt Á, FLC, Tân Hoàng Minh, vụ án tại Cục Lãnh sự, Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC… Việc kiểm soát hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, đã góp phần nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân.

Cũng cần thấy, tham nhũng đang làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột xã hội, có thể châm ngòi cho các “điểm nóng” dư luận hay cuộc bạo lực vũ trang, thách thức sự ổn định và thịnh vượng của quốc gia, là cái cớ “ngon béo” để các thế lực thù địch can thiệp vào nội bộ, tuyên truyền xuyên tạc, làm giảm sút lòng tin của nhân dân. Tham nhũng xuất phát trước hết từ nguyên nhân do những người có chức vụ bị suy thoái về phẩm chất đạo đức, không đủ bản lĩnh để chiến thắng cám dỗ của danh lợi, tiền tài, địa vị. Trong khi mặt trái cơ chế thị trường tạo ra sự chênh lệch, phân hóa giàu nghèo và tác động mạnh tới tư tưởng, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, kích thích tư duy nhiệm kỳ, chủ nghĩa thực dụng, cá nhân, chạy theo đồng tiền bất chấp đánh mất đạo lý, nhân cách. Phương thức giám sát quyền lực nhà nước có những nơi còn lỏng lẻo, cơ chế xin – cho vẫn còn phổ biến ở một số lĩnh vực; trình độ quản lý công, nhất là tài sản công, tài chính công chưa theo kịp thực tiễn; cải cách hành chính ở nhiều cơ quan còn chậm…

Việt Nam tiếp tục triển khai quyết liệt, kiên trì các biện pháp để cán bộ, đảng viên “không dám tham nhũng”, “không thể tham nhũng” bằng cách hoàn thiện cơ chế, chính sách nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật trong những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, như đầu tư xây dựng, đấu thầu, thu chi ngân sách, quản lý, sử dụng tài sản công…; hoàn thiện các quy định về công khai, minh bạch hoạt tổ chức, về kê khai tài sản, kiểm soát thu nhập; xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi sự biến động tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, gia tăng trách nhiệm chứng minh tài sản tăng lên đối với cán bộ; sớm ban hành Luật Bảo vệ nhân chứng để người dân tin tưởng, mạnh dạn hợp tác trong cuộc đấu tranh khó khăn, nhạy cảm này.

Những thực tế trên đã bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch, chống đối xuyên tạc vấn đề tham nhũng, nếu chưa xử lý người này người kia thì họ bịa đặt là bao che, mà khi xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên sai phạm thì lại cho là ‘đấu đá nội bộ’, là ‘phe cánh’”! Ai zà ! Âm mưu, thủ đoạn chống phá của những kẻ thù địch, phản động, cơ hội chính trị rất tinh vi, thâm độc, luôn tìm cách xuyên tạc, phá hoại, chia rẽ đoàn kết. Vì vậy, cán bộ và người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng, tránh âm mưu chống phá, hoạt động “diễn biến hòa bình”, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ, bảo vệ đoàn kết nội bộ, đại đoàn kết dân tộc…/.

NVT-H4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét