Trong
thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, báo chí đóng góp vai trò quan trọng trong việc
truyền tải các quan điểm, ý chí của Nhà nước và tiếng nói của Nhân dân, là công
cụ tự do biểu đạt. Ngày nay tự do ngôn luận, tự do báo chí được coi là một phần
biểu hiện quyền bình đẳng, dân chủ, có tác động thúc đẩy sự phát triển của mỗi
quốc gia. Tuy nhiên, đã trở thành quy luật, vào mỗi dịp kỷ niệm Ngày Báo chí
cách mạng Việt Nam (21/6), các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị
thường lợi dụng báo chí để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ.
Điều
25, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do
pháp luật quy định” và khẳng định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể
bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng”. Quy định này cũng được thể chế trong nhiều văn bản pháp luật Việt Nam,
như Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017; Luật Báo chí năm 2016...
Nhà
nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của
mọi công dân và cũng như các quốc gia khác, để giữ gìn kỷ cương và bảo đảm sự ổn
định để phát triển, Nhà nước Việt Nam không cho phép lợi dụng những quyền này để
tuyên truyền, kích động lật đổ chính quyền, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, xâm
phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Ở
Việt Nam, báo chí thực sự trở thành cầu nối giữa “ý Đảng, lòng dân”, tạo đồng
thuận xã hội, thúc đẩy công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; là phương tiện
để người dân kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật và đóng góp ý kiến phản biện
đối với các chính sách, pháp luật của Nhà nước; là công cụ bảo vệ lợi ích xã hội,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Theo
số liệu tại Hội nghị báo chí toàn quốc năm 2020, đến cuối năm 2020, cả nước ta
có 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động; 779 cơ quan báo chí, trong đó có 142
báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập; 72 cơ quan được cấp phép
hoạt động phát thanh, truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh
truyền hình. Đó là minh chứng sinh động cho việc bảo đảm quyền tự do báo chí ở
Việt Nam, phản bác luận điệu vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp tự do báo chí, tự
do ngôn luận.
Thực
tế, Việt Nam luôn phải đối mặt với các phần tử và thế lực thù địch cả ở trong
và ngoài nước, trên nhiều lĩnh vực, mặt trận khác nhau, trong đó có mặt trận tư
tưởng, thông tin. Các thế lực phản động, thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc,
bịa đặt, bóp méo, vu khống các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
trên mọi lĩnh vực, phủ nhận các thành tựu đã đạt được, trong đó có những luận
điệu xảo trá vu cáo Việt Nam đàn áp tự do báo chí, tự do ngôn luận.
Giăng
chiếc “bẫy tự do báo chí”, các thế lực thù địch rêu rao chúng ta không cho phép
báo chí tư nhân là không có tự do ngôn luận, tự do báo chí. Chúng lợi dụng các
vụ, việc một số nhà báo có hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức người làm báo bị
xử lý để cho rằng tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam bị hạn chế…
Không
những tạo dựng lực lượng đối lập ngay trong nội địa, để phá vỡ nền tảng tư tưởng
của một bộ phận cán bộ và nhân dân, chúng còn dùng báo chí gây kích động kiều
bào ở nước ngoài. Cụ thể, có thể kể đến một số cá nhân, tổ chức, đài báo tiếng
Việt ở nước ngoài có quan điểm, tư tưởng chống phá Việt Nam như Tổ chức phóng
viên không biên giới (RSF), Tổ chức Bảo vệ ký giả (CPJ), Tổ chức theo dõi nhân
quyền (HRW), Ngôi nhà tự do (Freedom House), Đài Á châu tự do (RFA)... đã đăng
tải nhiều bài viết, hình ảnh tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “đàn áp tự
do ngôn luận, tự do báo chí”.
Chính
qua báo chí có nội dung xấu, phản động tuyên truyền làm cho một bộ phận cán bộ,
học sinh, sinh viên và nhân dân hoang mang, dao động, nhìn nhận sai lệch với lập
trường quan điểm của Đảng, mất niềm tin vào chính sách của Nhà nước, từ đó làm
cho an ninh, trật tự phức tạp hơn.
Chúng
ta khuyến khích tự do báo chí vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước và Nhân dân. Và lẽ tất nhiên, chúng ta không thể chấp nhận việc lợi
dụng tự do báo chí, tự do Internet, tự do ngôn luận để gây mất ổn định, chống lại
Tổ quốc và dân tộc, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, xâm
phạm lợi ích của công dân. Đứng trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù
địch, Đảng, Nhà nước và toàn dân cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng,
kịp thời đè bẹp và có biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho
cách mạng không để cho chúng lợi dụng phá hoại ta./.
THB-NNTV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét