Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi
mới hệ thống chính trị. Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và
cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Từ đó, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới hệ thống chính trị.
Nguyên tắc chỉ đạo quá trình xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta là đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng, là tất yếu khách quan, là điều kiện quyết định để Nhà nước
giữ vững tính chất xã hội chủ nghĩa, bản chất của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân.
Thực tiễn đã chứng minh, mọi thắng
lợi của cách mạng đều gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng. Vai trò cầm quyền
của Đảng đã được hiến định trong Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa
đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Điều 4 Hiến pháp năm 2013 đã
khẳng định địa vị pháp lý của Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của
giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của
dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước thể
hiện ở ba điểm cơ bản: Nội dung lãnh đạo; phương thức lãnh đạo và lề lối làm
việc, tác phong công tác lãnh đạo. Nội dung lãnh đạo là Đảng đề ra đường lối,
chủ trương đúng đắn để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Phương thức lãnh đạo của Đảng tác động vào Nhà nước, thông qua Nhà nước
để hiện thực hóa ý chí và mục tiêu của Đảng. Mục tiêu cao nhất của Đảng lãnh
đạo Nhà nước là tăng cường bản chất giai cấp công nhân, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước trong quá trình xây dựng
xã hội mới.
Để giữ vững nguyên tắc này trong
thực tiễn xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhất là
trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến rất nhanh, phức
tạp, khó dự báo. Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt gay gắt
hơn; các thế lực thù địch ngày càng đẩy mạnh các hoạt động chống phá, đòi hỏi
phải kiên định giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Vì vậy, Đảng luôn xác định phải
thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo, không ngừng đổi mới mạnh mẽ phương
thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới đối với Nhà nước, đặc biệt là phân
định rõ hơn mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - nhân dân làm
chủ. Đảng lãnh đạo mọi hoạt động xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa bằng đường lối, chủ trương, đó là nền tảng, tiêu chuẩn và mục
đích hoạt động. Kiên quyết ngăn chặn, đấu tranh loại bỏ mọi biểu hiện tách rời
hoặc hạ thấp vai trò lãnh đạo của ĐẢNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII Đảng ta tiếp tục khẳng định phải đổi mới hệ thống chính trị trong
đó trọng tâm là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
nhằm làm cho chế độ chính trị của nước ta ổn định và bền vững hơn, thể hiện đầy
đủ hơn bản chất xã hội chủ nghĩa, phát huy tính ưu việt và vai trò tích cực của
chính trị đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó khẳng định vị trí,
tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ này trong toàn bộ quá trình đổi mới hệ
thống chính trị ở nước ta hiện nay, thể hiện sự trung thành và vận dụng sáng
tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa văn hóa
nhân loại về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đồng
thời, bắt nguồn trực tiếp từ thực tiễn đổi mới của Việt Nam.
Như vậy, cần xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, làm cơ sở thực tiễn để thực hiện đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng, đồng thời nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm
và phát huy, các tổ chức chính trị - xã hội khác phát triển, thực hiện đúng,
đủ, hiệu quả và hiệu lực các chức năng, nhiệm vụ của mình. Xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề mấu chốt
nhất của đổi mới hệ thống chính trị, có ý nghĩa quyết định thành công của công
cuộc đổi mới đất nước, đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
NTL-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét