Mười
năm qua (2012-2022), đã có 7.390 đảng
viên bị kỷ luật do tham nhũng. Riêng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo gần 1.000 vụ án, vụ việc
ở 3 cấp độ; đã đưa ra xét xử sơ thẩm 120 vụ án, 1.083 bị cáo, trong đó có 37
cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự.
Các
trường hợp “quan chức” kể trên sa ngã trên những con đường khác nhau nhưng ở họ
có một điểm chung: Họ từng là những cán bộ ưu tú của Đảng, Nhà nước nhưng khi
được giao những chức quyền cao cấp, họ đã trượt xuống vũng bùn của chủ nghĩa cá
nhân, đánh mất những phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà họ đã đánh đổi cả tuổi xuân để
tôi luyện. Ngự trị nơi đỉnh cao quyền lực, họ lơ là phòng bị, để “giặc trong
lòng” đánh bại hoàn toàn. Sự tha hóa của những người có quyền lực hoàn toàn
không phải là điều xa lạ với những người cộng sản, và không thể đổ lỗi cho bất
kỳ cơ chế nào.
Lịch
sử cách mạng Việt Nam chứng minh, từ khi trở thành Đảng cầm quyền cho đến nay,
những người cộng sản Việt Nam đã nêu những tấm gương sáng ngời về đạo đức khi
được nhân dân giao phó giữ chức trọng, quyền cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh
tụ tối cao của dân tộc và Người đã hiến cả cuộc đời cho lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội. Trong lòng dân và trong trái tim nhân loại, Người là hiện
thân của đạo đức mới, đạo đức cộng sản. Trong di sản mà Người để lại cho con
cháu mai sau, có một kho báu vô tận đó là nền tảng đạo đức “cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư”.
Trong
bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn
mạnh: “Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về
nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một
thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị
đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì
theo đuổi”.
Vì
thế, chẳng phải ngẫu nhiên khi phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc tổng kết
10 năm công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực ngày 30-6-2022, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng lại giãi bày tâm sự: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống
và danh dự sống, bởi vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi
xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những
việc làm ti tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt, xuôi
tay, ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự
nghiệp cao đẹp nhất trên đời-sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc,
vì sự trường tồn của dân tộc, sự vẻ vang của giống nòi và hạnh phúc của nhân
dân”./.
Tia
chớp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét