Theo tờ “Công
pháp quốc tế”. Khi Nga mở “Chiến dịch quân sự đặc biệt” vào lãnh thổ Ukraina
ngày 24/2/2022, giới chính trị và truyền thông phương Tây hô hoán “Nga xâm lược
Ukraina”. Sau một thời gian ngắn, cụm từ “xâm lược” được họ hạ cấp độ xuống “Xung
đột Nga - Ukraina”. Cho tới nay, cụm từ hạ cấp độ đó vẫn được giữ nguyên trên
các phương tiện truyền thông phương Tây.
Cựu Tổng Thư
ký Liên hợp quốc Ban Ky-Moon vừa có một tuyên bố gây chấn động công luận quốc
tế. Tuyên bố này của ông bị phương Tây, Ukraina cấm phổ biến trên các phương
tiện truyền thông đại chúng và trên mạng. Theo ông Ban Ky-Moon: “Ukraina kể từ
khi trở thành một nước độc lập sau khi Liên Xô tan rã (25-12-1991), đã không
đăng ký đường biên giới quốc gia của mình trước Liên Hợp Quốc (LHQ). Như việc
mà một quốc gia độc lập và có chủ quyền phải làm. Do đó, khi tiến hành “Chiến
dịch quân sự đặc biệt”, Nga đã không vi phạm hiến chương LHQ về quyền tài phán,
quyền bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Để giải quyết vấn đề
này, Ukraina cần đàm phán và ký kết các thỏa thuận hoạch định phân chia biên
giới rõ ràng với các nước láng giềng, trong đó có Nga. Các văn kiện này phải đệ
trình LHQ và được Quốc tế công nhận”.
Sai lầm lớn
nhất của giới lãnh đạo Ukraina là sau khi Liên Xô tan rã, giới cầm quyền
Ukraina chỉ tuyên bố độc lập mà không đăng ký biên giới quốc gia với Liên hiệp
quốc và không ký hiệp ước biên giới với các nuóc láng giềng. Thực tế thì đó là
“những sai lầm có ý đồ” của giới chức Ukraina. Sau khi Liên Xô sụp đổ, trong Liên
bang xô viết cũ không có nước nào tuyên bố độc lập có tiềm lực kinh tế, quan sự
và KHKT mạnh như Ukraina. Họ ôm mộng mở rộng lãnh thổ ra các nước xung quanh.
Thế nhưng “Thiên bất dung gian” sau khi tuyên bố độc lập (12/1991) đến nay,
Ukraina liên lục bất ổn về chính trị và nội chiến. Mộng thâu tóm thêm đất đai coi
như bị triệt tiêu. Như vậy, cho đến nay theo luật pháp quốc tế, Ukraina không
phải là một quốc gia có biên giới hợp lệ. EU cam kết hỗ trợ Ukraina trong vấn
đề này. Nhưng Nga thì lại khác. Nga sẽ không công nhận đường biên giới giữa hai
nước tồn tại trước ngày 24/2/2022. Cần nhắc lại rằng, Nga là nước thừa kế hợp
pháp di sản do Liên Xô để lại. Điều này đã được công nhận trên trường quốc tế,
qua tất cả những phán quyết của các tòa án quốc tế về những quyền lợi và trách
nhiệm của Liên Xô trước đây, đều do Nga gánh chịu sau này.
Chúng ta cũng
cần biết rằng, lãnh thổ của Ukraina, Belarusia và Novorossiya là phần lãnh thổ
của nước Nga Sa Hoàng, sau này thuộc Liên Xô và hiện tại do nước Nga quản lý.
Mọi cố gắng nhằm thoát ra khỏi sự quản lý này, đều phải có sự đồng thuận của
nước Nga. Như vậy, trên phương diện luật pháp quốc tế, những việc làm của nước
Nga tại Ukraina là công việc nội bộ của Nga. Về luật pháp quốc tế, tuy Ukraina
như một quốc gia độc lập có chủ quyền, có biên giới và lãnh thổ nhưng chưa được
được LHQ và các công ước quốc tế công nhận. Do đó khi Nga mở “Chiến dịch quân
sự đặc biệt” ở Ukraina thì chiến dịch đó không thể được coi là “xâm lược” mà
chỉ là “xung đột quân sự” của Nga vào một quốc gia mà đường biên giới chỉ mơ hồ
vì Ukraina chưa có một hiệp ước biên giới nào với các nước láng giềng trong đó
có Nga.
Cảm xúc chỉ
là cảm xúc, luật pháp quốc tế là luật. Người ta có thể lách luật và chà đạp lên
luật nhưng khi ra công luận thì bất kể ai cũng phải lấy luật pháp quốc tế làm
tấm khiên che đậy sự giả dối bên trong của mình. Nhất là khi đấu trí quốc tế.
NXC-H1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét