Trong
thời gian vừa qua, trên thesaigonpost.com đã xuất hiện bài viết “Số phận long
đong” Song Chi. Chỉ mới lướt qua vài dòng đầu, ngôn từ bất nhã của Song Chi gây
ra sự phẫn nộ đối với tôi. Nhưng rồi cảm xúc đó đã trở thành sự ngạc nhiên pha
lẫn sự thương cảm cho sự hằn học của những kẻ có thân phận vong quốc, lạc loài
như Song Chi.
Ngạc
nhiên là vì, sự cắt ghép những câu chuyện từ trên mạng mà không được kiểm chứng,
rồi dựng chuyện để tìm kiếm sự nổi tiếng, từ lâu đã không được dư luận quan
tâm, huống hồ là những chuyện xuyên tạc về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Tôi chưa cần đề
cập việc Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn kính ở Việt Nam như thế nào. Chỉ cần xem
và nghe thế giới nói về Người, cũng đủ thấy sự xuyên tạc vô lối của Song Chi.
Theo thống kê đã có trên 200 tác phẩm và công trình nghiên cứu, hàng ngàn
bài báo trên thế giới viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tên tuổi và sự nghiệp của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trân trọng ghi vào các bộ đại bách khoa thế giới,
trong các bộ từ điển danh nhân lỗi lạc của loài người.
Tờ
New York Times, số ra ngày Chủ nhật 9-5-1954 viết: “Ngày nay, không một tên tuổi
nào ở châu Á lại nổi tiếng như nhà cộng sản và dân tộc chủ nghĩa lão thành Hồ
Chí Minh. Người chính là biểu tượng, là nhân vật truyền thuyết hơn là một con
người bằng da bằng thịt”. Sau lễ tang Bác tháng 9-1969, tờ Washington Post đã
thừa nhận: không một nhà hoạt động lớn nào lại có ảnh hưởng lớn trên thế giới
như Hồ Chí Minh; còn tờ World Daily đã đăng nhiều bài viết trên các số báo dưới
tiêu đề “Di sản của Hồ Chí Minh”, ngày 20-9-1969 đã viết: “Người đã trở thành
biểu tượng Anh hùng và cách mạng trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh là một trong
những nhân vật vĩ đại nhất trong thời đại”. Tờ The Straits Times (Singapore) viết:
“Tôi hỏi một người đạp xích lô về Bác Hồ, người này đã có thời kỳ đi học tập cải
tạo vì từng đứng trong hàng ngũ của chính quyền Sài Gòn cũ. Nhưng anh kính trọng
đạo đức của Bác Hồ và gọi Bác là một người Việt Nam chân chính”. Tờ Manila
Times viết: “Ông Hồ là một biểu tượng của châu Á. Không những Ông đã
thành công trong vai trò người lãnh đạo một cách mẫu mực, toàn tâm, toàn ý phục
vụ quyền lợi của nhân dân”. Tờ Tiến lên (Sri Lanca) nhấn mạnh: Hồ Chí Minh “ảnh
hưởng không chỉ đối với Việt Nam, mà còn ảnh hưởng với quá trình phát triển các
sự kiện toàn thế giới”. Gần đây nhất, ngày 12-11-2013, Tổng thống Nga V. Putin
đã đến thăm nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh và viết trong sổ lưu niệm: “Giá trị
tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn là ngọn đuốc, là biểu tượng cho một nền
văn hóa tương lai… lịch sử mãi mãi nhắc tới Người như một bậc thánh nhân”. Chỉ
từng đó thôi, cũng đủ thấy không một ngôn từ nào có thể diễn đạt được trọn vẹn
công lao và sự vĩ đại của Người.
Đáng
thương là vì, đăng đàn để lên giọng dạy khôn cả một đội quân có bề dày truyền
thống đáng nể là Quân đội nhân dân Việt Nam, chứng tỏ Song Chi chẳng bao giờ được
học câu châm ngôn “biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Lý
giải về nguyên nhân dẫn đến thắng lợi vĩ đại của Quân đội nhân dân Việt
Nam trong hơn 75 năm qua, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thế giới đều khẳng định: Quân đội nhân
dân Việt Nam là một quân đội kiểu mới, được xây dựng trên nền tảng
của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó còn là một
quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, anh dũng chiến
đấu; đoàn kết quốc tế, chí nghĩa, chí tình; cần, kiệm, liêm, chính trong xây dựng
và chiến đấu; đánh thắng mọi kẻ thù… Điều đó được Phillip B.Davidson thừa nhận
trong cuốn “Vietnam at war, the history 1946 – 1975“ rằng: “Việt
Minh là đội quân chân trần nhưng có ý chí thép”. Còn các tù binh
Pháp trong chiến tranh đã chỉ rõ: sự đoàn kết, gắn bó vì một lý tưởng, đã giúp
Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu bằng tất cả sức mạnh của mình để chiến thắng
quân đội viễn chinh Pháp… “Nguồn gốc thắng lợi của họ chính là sự nghiệp đúng
đắn vì nền độc lập dân tộc của mình, trong khi đó thì quân đội viễn chinh Pháp
chiến đấu chỉ vì mục đích kiếm tiền…”. Vậy không “trung với Đảng, hiếu với dân”
thì Quân đội nhân dân Việt Nam có đánh bại được các đế quốc mạnh hay không, tự
khắc Song Chi phải biết.
Sự
thật luôn là chân lý thuyết phục nhất. Nhưng không có đôi lời khách quan, những
kẻ như Song Chi lại dương dương tự sướng tưởng rằng mình là “anh hùng” của cái
thế giới ảo (vọng). Đáng thương thay cho những kẻ hoang tưởng và những kẻ hùa
theo, mà chẳng cần nói ra ai cũng hiểu họ thuộc hạng người nào và có đáng tin
hay không?
PTC-H8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét