Chủ nghĩa
Mác do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập vào khoảng giữa những năm 40 của thế kỷ XIX
ở Tây Âu, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong điều kiện lịch sử mới đã được
V.I.Lênin bổ sung, phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác ra đời
là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, mang bản chất khoa
học và cách mạng, trở thành vũ khí tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản nhằm
mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột,
bất công, tha hóa, phát triển toàn diện con người.
Trong thời
gian gần đây, trên các diễn đàn, nhất là trên không gian mạng Luatkhoa.org có
những luận điệu rêu rao rằng những điều cần làm rõ về “chủ nghĩa xã hội”. Với
những lời bình luận cực kỳ gượng gạo, thiên cưỡng đã gây nên sự ngộ nhận,
mơ hồ, lẫn lộn trong nhận thức về những thông tin mà cắt xén, làm cho một bộ phận
cộng đồng mạng thiếu thông tin đã tin vào những điều nêu ra.
Những luận
điệu của các thế lực thù định là cố tình xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin
không trực tiếp, mà bằng luận điệu gián tiếp cổ súy một số mô hình mà các nước
Bắc Âu đang theo đuổi. Bằng giọng lưỡi lừa lọc chúng đã nêu 3 vấn đề về
“chủ nghĩa xã hội”, “nhà nước”, “nhà nước phúc lợi” và cố dẫn những “thành tựu”
của một số nước hiện nay rồi “kết luận” những vấn đề đó không phải do C.Mác đưa
ra, từ đó khẳng định mô hình chủ nghĩa xã hội hiện nay không phải là mục tiêu
mà “phương Tây hướng tới”.
Thực chất, tính
cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được các nhà khoa học chứng
minh, kể cả các chính khách tư sản cũng thừa nhận. Với những cống hiến lý luận
mang ý nghĩa và giá trị vượt thời đại, C.Mác đã xác lập một thế giới quan tiên
tiến nhất, thật sự cách mạng và khoa học về thế giới quan duy vật biện chứng, thế
giới quan có khả năng đem lại cho nhân loại tiến bộ và giai cấp công nhân cách
mạng toàn thế giới một “công cụ nhận thức vĩ đại” để “cải tạo thế giới” trong
thời đại ngày nay chúng ta cần hiểu rằng:
Thứ nhất, C.Mác
và Ph.Ăngghen đã làm cuộc cách mạng sâu sắc nhất trong tư tưởng, nhận thức của
nhân loại, tạo nền móng cho lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ
nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành một khoa học, một học thuyết luận chứng một
cách toàn diện và sâu sắc về phương diện lý luận cho công cuộc xây dựng chế độ
xã hội mới mà sứ mệnh lịch sử của nó thuộc về giai cấp công nhân cách mạng. Sự
ra đời của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ phong trào tự phát của
giai cấp công nhân trở thành một cuộc đấu tranh tự giác nhằm cải tạo xã hội bằng
cách mạng, theo những nguyên lý nền tảng của một học thuyết thật sự khoa học,
dưới sự lãnh đạo của các chính đảng cách mạng của nó.
Thứ hai, V.I.Lênin
đã đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời
tiếp thu, kế thừa và phát triển một cách xuất sắc, toàn diện của chủ nghĩa Mác,
trong đó có “Tư tưởng cách mạng không ngừng” của V.I.Lênin đã đưa cách mạng
Nga đến thắng lợi, trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng các nước. khẳng
định đây là một học thuyết được thừa nhận là cách mạng xuất phát từ những
nhận thức khoa học về thế giới khách quan, tính khoa học càng cao thì tính cách
mạng càng triệt để. Khác về cơ bản so với các học thuyết khác, học thuyết của
C.Mác, theo V.I.Lênin, đây “là sự kế thừa thẳng và trực tiếp những học thuyết của
các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và chủ
nghĩa xã hội khoa học”. Dựa trên những thành tựu của tư tưởng
nhân loại, nhất là của triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển
Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, áp dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử trong nghiên cứu.
Thứ ba, Bằng
việc phát hiện ra những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, lần đầu
tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra cho giai cấp
vô sản và nhân loại tiến bộ toàn thế giới con đường và biện
pháp hiện thực để tự giải phóng khỏi ách áp bức về mặt xã hội và tạo
ra những điều kiện, tiền đề cho một cuộc sống thật sự mang tính người, cho hạnh
phúc, cho sự phát triển tự do và toàn diện mọi năng khiếu thể chất và tinh thần
của mỗi người. Sự hình thành và phát triển của học thuyết đó không phải là tách
rời những trào lưu trước đó của tư tưởng xã hội, không phải ở bên ngoài con đường
phát triển của nền văn minh nhân loại. Đó là sự kế thừa tất cả những gì ưu tú
nhất mà nhân loại đã sáng tạo ra trong lĩnh vực nhận thức tự nhiên và đời sống
xã hội. Những thành tựu mà C.Mác đem lại, đã dựa trên tất cả những thành tựu của
tư tưởng xã hội, đặc biệt là trên những thành tựu của triết học cổ điển Đức,
kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
Như vậy, tất
cả những gì hợp lý trong các trào lưu tiên tiến của tư tưởng xã hội mà C.Mác và
Ph.Ăngghen đưa ra đã được V.I.Lênin tiếp thu, kế thừa một cách có chọn lọc sáng
tạo đối với phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và nhân loại tiến
bộ. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy các thế lực thù định đã không hiểu hoặc cố
tình phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nêu cao cảnh giác,
kiên quyết vạch trần và đấu tranh loại bỏ các tư tưởng phản động chống phá hệ
tư tưởng của V.I.Lênin. Bởi vì từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác đã tồn tại
trên 170 năm và trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Mặc dù mô hình
chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ; mặc dù chủ nghĩa đế
quốc cùng những thế lực phản động, thù địch dùng nhiều thủ đoạn thâm độc chống
phá, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn
tồn tại, phát triển mà chưa có một học thuyết nào có thể thay thế được, nó có
giá trị trường tồn, sức sống bền vững. Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là thế giới
quan và phương pháp luận khoa học của hàng triệu triệu người trên trái đất.
Đúng như lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận định: “Bây giờ, chủ nghĩa
nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh
nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin”.
=TXD-H2=
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét