Xưa
và nay, chiến tranh, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố...
luôn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong các vấn đề nghị sự chính trị, quân
sự, ngoại giao, chi phối tiến trình vận động, biến đổi của thế giới, tác động mạnh
mẽ đến đời sống của hàng triệu người trên thế giới.
Đảng
ta khẳng định ngày nay, chiến tranh thế giới khó có thể xảy ra do mối quan hệ
quốc tế ngày càng đan xen phức tạp hơn và với kho vũ khí mà các cường quốc hạt
nhân đang sở hữu, bởi cuộc chiến này nếu nó xảy ra sẽ không có kẻ thắng người
thua. Tuy nhiên, với các mâu thuẫn tại khu vực mới, đặc biệt là tại các nước
Liên Xô (cũ), cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina, Trung Đông, Bắc Phi,
Đông Bắc Á, Ấn Độ, Pakixtan, Ápganistan, bán đảo Triều Tiên; những bất đồng
xoay quanh việc chống nhà nước Hồi giáo tự xưng IS chưa có hồi kết... thì nguy
cơ xảy ra chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang trên quy mô lớn có thể xảy ra bất
cứ lúc nào.
Bức
tranh thế giới đương đại đa màu, đa sắc, đầy tính bạo lực; chỉ tính riêng trong
50 năm cuối của thế kỷ XX, trên thế giới và khu vực đã xảy ra 260 cuộc chiến
tranh cục bộ và xung đột vũ trang, trong vòng 48 năm sau Chiến tranh thế giới
thứ hai đã có 4,5 nghìn tỷ USD chi phí vào quân sự, bình quân 95,7 tỷ USD/năm,
262,2 triệu USD/ngày, 10,9 triệu USD/giờ, 181,166 USD/phút cho quân sự. Trong
khi đó, hàng tỷ người trên hành tinh lại sống trong cảnh nghèo đói, bệnh tật,
thất học, khốn cùng. Tình trạng chiến tranh và hệ lụy của nó đối với nhân loại
đến nay vẫn chưa thấy có dấu hiệu suy giảm, thậm chí ngày càng tăng lên.
Trong
những năm gần đây, chiến tranh, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, dân tộc,
khủng bố tiếp tục có những diễn biến phức tạp và không thể kiểm soát. Những “điểm
nóng” luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ, xu hướng
phát triển chủ đạo của nó là bạo lực vũ trang gắn với những biện pháp phi vũ
trang không theo kịch bản dàn dựng sẵn, nên rất khó lường, ví như cuộc xung đột
quân sự “đặc biệt” giữa Nga và Ucraina hiện nay với mức độ nguy hiểm, sự lây
lan và hệ lụy gây ra là rất lớn. Cùng với đó là các điểm nóng ở Syria, Nam
Xuđăng, Nga - Ucraina và Thổ Nhĩ Kỳ, trên Biển Hoa Đông, Biển Đông với những
hành động bất chấp luật pháp quốc tế của nước lớn.
Chiến
tranh, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, dân tộc, khủng bố đang diễn ra
trong thế giới đương đại mang tính chất quốc tế sâu sắc. Việc phân biệt chính
nghĩa, phi nghĩa trở nên hết sức phức tạp, bởi sự đe dọa của nó đối với an ninh
quốc gia, hòa bình thế giới, nhất là sự dính líu, can thiệp hoặc tham gia trực
tiếp của nhiều bên, nhiều lực lượng là rất nguy hiểm.
Hiện
nay, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí, trang bị và chạy đua vũ trang tất yếu dẫn
đến sự thay đổi về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, phương thức tiến hành chiến
tranh, phương pháp tác chiến, cách đánh. Lực lượng tham chiến của các bên với
quân số đông có thể không còn chiếm ưu thế; cảnh tàn sát, tiêu diệt sinh lực lẫn
nhau giữa các bên tham chiến sẽ nhường chỗ cho sự đối kháng thông tin, sử dụng
vũ khí công nghệ cao, sát thương lớn, điều khiển từ xa, độ chính xác cao, làm
suy sụp ý chí đối phương, mau chóng dẫn đến thất bại.
Vì
vậy, vũ khí công nghệ cao là phương tiện phổ thông được các bên tham chiến triệt
để sử dụng trong các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang. Trong xu thế phát
triển của khoa học kỹ thuật quân sự, xuất hiện các loại vũ khí, trang bị mới.
Trong đó, không loại trừ các bên tham chiến có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để
uy hiếp, đe dọa đối phương. Vì vậy, vũ khí hạt nhân là “con át chủ bài” có thể
được sử dụng như là một phương tiện có tính chất “tối hậu” nhằm giải thoát tình
trạng khẩn cấp khi một bên tham chiến không còn đủ lực lượng, sức mạnh và
phương tiện để tránh thảm họa quân sự. Đây là điều vô cùng nguy hiểm, không thể
xem thường. Hơn thế, các biện pháp triển khai chiến tranh thông tin, triệt để
khai thác, sử dụng mạng xã hội được đẩy mạnh và có thể tiến hành chủ yếu từ
không gian vũ trụ.
Những
diễn biến phức tạp của chiến tranh và xung đột vũ trang trên thế giới và nó
luôn đặt ra khó khăn, thách thức đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đặt ra nhiều vấn đề cấp bách, đòi hỏi Đảng,
Nhà nước và Quân đội ta phải tìm lời giải đáp là phải làm gì và làm như thế nào
để giữ sự ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Đây
là vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, lợi ích quốc
gia - dân tộc, cuộc sống hòa bình, hạnh phúc của nhân dân. Đảng, Nhà nước, Quân
ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đặc biệt quan tâm, chăm lo đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới. Vì vậy, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung
ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới có vị trí, vai
trò rất quan trọng nhằm đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm,
nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm. Qua đó, dự báo tình hình, xác định
phương hướng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ vững chắc Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa trong những năm tiếp theo. Vì vậy, mạng xã hội, xung đột và
chiến tranh là những vấn đề nóng, rất cần quan tâm và luôn đề cao cảnh giác./.
LQT-H8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét