Mỗi dân tộc,
mỗi quốc gia đều có Quốc kỳ riêng của mình. Việt Nam là một dân tộc độc lập, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng
của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết đời đời bền vững của đại gia đình các
dân tộc Việt Nam. Đây còn là biểu tượng thiêng liêng nhất, thể hiện nhiệt huyết
cách mạng, sự hy sinh anh dũng của toàn thể Nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến
đánh đuổi quân xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ Quốc.
Việc treo cờ
Tổ quốc là thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, là ý thức trách nhiệm của
mỗi người dân, biểu tượng của tinh thân đoàn kết, chung sức, chung lòng phấn đấu
xây dựng đất nước, quê hương ngày càng phồn vinh... Hiện nay, việc treo cờ Tổ
quốc của Nhân dân hầu như đã trở thành nề nếp, vào mỗi dịp lễ lớn hay ngày Tết
cổ truyền của dân tộc, các địa phương trên toàn quốc, từ nông thôn đến thành thị
đều treo cờ Tổ quốc tạo nên bầu không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân.
Ngay cả báo chí nước ngoài đã phải choáng ngợp trước cảnh khắp con phố đỏ rực sắc
cờ đỏ sao vàng, điều này làm cho “lá cờ đỏ sao vàng” của chúng ta ngày càng được
cộng đồng quốc tế công nhận và tôn trọng.
Lá cờ đỏ sao
vàng là biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc, là tinh thần quyết chiến quyết thắng
của dân tộc. Việc treo cờ Tổ quốc trong các dịp lễ, đó còn là thể hiện lòng tri
ân của chúng ta đối với sự hy sinh xương máu của các thế hệ cha, anh trong công
cuộc xây dựng và bảo bệ tổ quốc.a
“Tiến quân
ca” cùng với lá cờ đỏ sao vàng đã đi cùng với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt
Nam hơn 70 năm qua. Bài viết sau đây sẽ phần nào giúp các bạn hiểu thêm về nguồn
gốc, cũng như giá trị lịch sử của Quốc ca, Quốc kỳ nước ta.
Nhạc sĩ Văn
Cao đã sống những năm cuối đời tại một căn gác nhỏ trên phố Yết Kiêu, Hà Nội. Tại
đây, người thân của ông vẫn đang lưu giữ những kỷ vật về người nhạc sĩ tài hoa,
trong đó có bài “Tiến quân ca” được cất giữ như một báu vật của gia đình.
Tham gia Việt
Minh, nhiệm vụ của Văn Cao là viết một ca khúc để cổ vũ tinh thần cho đội quân
cách mạng. Và “Tiến quân ca” đã ra đời vào năm 1944 và được in trên báo Độc lập
do chính tác giả tự khắc bản nhạc lên phiến đá để in báo. Ngày 13/8/1945 trước
khi Tổng khởi nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức chọn “Tiến quân ca” làm
Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nhạc sĩ Văn
Thao - Con trai cả của cố nhạc sĩ Văn Cao kể lại: “Ông đã nhìn thấy năm đó là
năm nạn đói người chết rất nhiều, hàng ngày những xe bò đi thu nhặt xác chết và
ông có một cảm xúc, một sự khơi dậy trong tình cảm, lòng căm thù vì sao mà lại
có những cái cảnh này xảy ra trên đất nước mình. Vì thế, ông nghĩ là phải có một
bài hát nào đó thúc giục chúng ta đứng lên”.
Còn tại một
căn nhà nhỏ khác ở xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, Hà Nam cũng đang lưu giữ kỷ vật
về một con người - ông Nguyễn Hữu Tiến, người được cho là tác giả của lá cờ đỏ
sao vàng. Kỷ vật ấy là bức tranh ông Tiến phác thảo lá cờ do nhạc sỹ Văn Cao vẽ
tặng.
Bà Nguyễn Thị
Xu - Con gái liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến ngậm ngùi: “Khi còn đang hoạt động thì bố
tôi vẽ ra mẫu cờ Tổ quốc nên bị bắt tù đầy. Rồi cụ mất lúc tôi hãy còn bé nên
không gặp bố lần nào nữa. Ông Văn Cao và ông Sơn Tùng cũng về 1, 2 lần và mang
cái ảnh cụ tôi vẽ ra lá cờ Tổ quốc”.
68 năm trước,
ngày 17/8/1945, Tiến quân ca được cất lên giữa biển người cùng lá cờ đỏ sao
vàng cỡ lớn lần đầu tiên xuất hiện trước cửa nhà hát lớn khi diễn ra cuộc mít
tinh ủng hộ Việt Minh, để rồi và 2 ngày sau đó (ngày Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội),
Tiến quân ca cùng cả rừng cờ đỏ xuống đường vào cái ngày đã đi vào lịch sử với
tên gọi “Cách mạng tháng Tám”.
Ngày
2/9/1945, Tiến quân ca cùng cờ đỏ sao vàng hãnh diện tung bay trong ngày Bác Hồ
bố cáo trước toàn thể quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Hơn một năm sau, trong Điều 3 của bản Hiến pháp đầu tiên đã quy định Cờ của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh và Quốc ca
là bài Tiến quân ca.
PGS.TS. Phạm
Xanh - Nhà nghiên cứu Lịch sử cho biết: “Màu đỏ của lá cờ là màu của cách mạng.
Chúng ta giành lấy nền độc lập và giữ nền độc lập bằng máu của nhiều thế hệ dân
tộc chúng ta. Ngôi sao vàng là màu của chủng tộc, chủng tộc da vàng, còn 5 cánh
của ngôi sao là tựu chung cho sự đoàn kết của dân tộc của 5 lớp người: sĩ,
nông, công, thương, binh. Và sự quy tụ đó là của khối đại đoàn kết dân tộc. Tại
kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 1 năm 1946 trước đó có một số phần tử muốn thay Quốc
kỳ nhưng cụ Hồ đã nói một lời kiên quyết trong kỳ họp thứ 2 đó rằng quyền đó
không phải là quyền của Quốc hội mà là quyền của 25 triệu người dân Việt Nam.
Chỉ khi 25 triệu người dân Việt Nam quyết định thay lá cờ, thay quốc ca thì Quốc
hội mới có quyền thay”.
Và sau khi đất
nước được thống nhất, mặc dù trong các bản Hiến pháp năm 1959 và 1980 chỉ quy định
rõ Quốc kỳ mà không quy định rõ về Quốc ca, nhưng trong phiên họp Quốc hội đầu
tiên của nước Việt Nam thống nhất vào năm 1976, nhạc và lời của bài Tiến quân
ca vẫn được Quốc hội quyết định là Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Hơn 70 năm qua kể từ ngày nước Việt Nam có Quốc ca và Quốc
kỳ, bài Tiến quân ca và lá cờ đỏ sao vàng đã đi cùng với dặm đường trường chinh
dân tộc Việt Nam. Và gần đây, dù có một vài ý kiến đề nghị thay đổi lời của bài
Quốc ca, nhưng lời của bài Tiến quân ca thúc giục người Việt Nam tiến lên vì Tổ
quốc và lá cờ đỏ sao vàng “in máu chiến thắng mang hồn nước” vẫn tiếp tục được
quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 giống như bản Hiến pháp hiện
hành.
NTP-H8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét