Điện
Biên Phủ chính là điểm hẹn lịch sử, là trận quyết chiến cuối cùng của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ và
tài chỉ huy của Thiên tướng quân Võ Nguyên Giáp với việc chuyển chiến lược từ
"đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc". Kéo
pháo ra, đào hầm hào và công sự trận địa, bao vây, cô lập địch và dần dần siết
thòng lọng khiến cho giặc Pháp phải quỳ gối đầu hàng. Sau 9 năm "nếm mật nằm
gai" với biết bao mồ hôi và xương máu đổ xuống, chiến dịch Điện Biên Phủ
đã thắng lợi rực rỡ, đập tan hoàn toàn chế độ xâm lược gần 100 năm của kẻ thù,
buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneve lập lại hòa bình ở Việt Nam và trên
toàn Đông Dương. Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa là niềm tự hào của dân tộc Việt
Nam, vừa là động lực cổ vũ các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới
vùng lên đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc mình.
Chiến
thắng Điện Biên Phủ là thiên anh hùng ca sáng chói, vĩ đại của thế kỷ 20, đưa
miền Bắc đi lên CNXH và là hậu phương lớn, không giới hạn về sức người và sức của
chi viện cho chiến trường miền Nam để đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào sau
này. Nói về quyết định lịch sử của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Đại
tướng Lê Trọng Tấn, người được mệnh danh là Zhukov của Việt Nam nói: "Nếu
không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi không có
mặt trong kháng chiến chống Mỹ”. Trung tướng Vương Thừa Vũ, Nguyên Phó Tổng
Tham mưu trưởng, nguyên Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308, nói: “Tôi nghĩ, nếu lần
đó cứ đánh nhanh, giải quyết nhanh thì cuộc kháng chiến có thể phải kéo dài
thêm 10 năm”. Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
phát biểu: “Nói một cách dễ hiểu, nếu vẫn theo phương án ban đầu, thế hệ tham
gia chiến dịch Điện Biên Phủ như chúng tôi chắc không còn ai sống đến ngày hôm
nay. Với hỏa lực mạnh và thế trận chủ động phòng ngự của địch, nếu cố đánh
nhanh, giải quyết nhanh thì chúng ta sẽ gánh lấy kết cục bi thảm. Điện Biên Phủ
sẽ trở thành cái “cối xay thịt” thực sự với quân ta. Cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp chưa biết lúc nào mới kết thúc”.
T-BC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét