Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội là một
vấn đề mang tính chất đấu tranh bền bỉ, lâu dài, không thể một sớm một chiều có
thể giải quyết xong xuôi, triệt để. Đòi hỏi sự đoàn kết, thống kết của cả hệ thống
chính trị và toàn thể nhân dân trong phòng chống, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ
hội hiện nay góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Trong đó cần thực hiện tốt các giải
pháp cơ bản như sau:
Một là, nâng cao nhận thức của cấp ủy
các cấp và đảng viên về tầm quan trọng của việc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội
để xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Cùng với đó, quán triệt sâu sắc quan điểm,
đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước trên tinh thần giữ vững
tính Đảng, tính chính trị, tính khoa học, nguyên tắc thống nhất giữ lý luận và
thực tiễn trong đấu tranh về tư tưởng, lý luận của Đảng. Kiên định chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để chủ động, sáng tạo, thường xuyên, liên
tục, kiên trì, bền bỉ, bám sát tình hình thực tiễn trong cuộc đấu tranh này
trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối
của Đảng. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Quán triệt mục tiêu, nguyên tắc, phương
pháp luận khoa học, cách mạng và “kiên định, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền
và sức chiến đấu của Đảng; thưòng xuyên củng cố, tăng cường đoàn kết trong Đảng
và hệ thống chính trị; thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng, thường
xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” là nhiệm vụ cấp thiết. Ngoài ra,
còn chủ động đấu tranh vạch trần tính chất phản khoa học, phản động trong những
quan điểm, tư tưởng sai trái của những phần tử cơ hội. Đi liền cùng đó là đẩy mạnh
nghiên cứu lý luận, gắn lý luận với thực tiễn, tổng kết thực tiễn để kết luận
những vấn đề mới mà thực tiễn đặt ra, thiết thực xây dựng Đảng, bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng.
Hai là, phát huy vai trò sức mạnh của cả
hệ thống chính trị, sự phối hợp và tổ chức chặt chẽ của các lực lượng chuyên
trách tạo thành thế trận vững chắc, nhiều tầng nấc trong cuộc đấu tranh bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung, chống chủ nghĩa cơ hội nói riêng. Cụ thể,
nâng cao tính chủ động, thiết thực, hiệu quả của các ban chỉ đạo từ Trung ương
đến địa phương trong công tác tham mưu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chống âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa
bình" trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Nâng cao tính chuyên sâu của các cơ
quan nghiên cứu, của đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận, các nhà khoa học,
chuyên gia đầu ngành và tính kịp thời, đa dạng, phong phú của các cơ quan thông
tấn, báo chí, truyền thanh, truyền hình, coi đó là nhiệm vụ, trách nhiệm chính
trị cao cả của mọi tổ chức, mọi lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng để phòng và
đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội. Tuyên truyền nhân dân tích cực tham gia giám
sát các hoạt động của Đảng, Nhà nước và đội ngũ cán bộ, đảng viên, từ đó phát
hiện và có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả.
Ba là, gắn thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XII với Kết luận 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng,
chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý
nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị
khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh để không chỉ phát huy vai trò lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng, nắm rõ
tâm tư, nguyện vọng, tình hình chính trị, tư tưởng của mỗi cán bộ, đảng viên và
nhân dân, kịp thời uốn nắn những nhận thức lệch lạc mà còn góp phần ngăn chặn
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Cụ thể, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất
lượng công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình; tập trung xây dựng
đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu gắn với đổi mới,
sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả; tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất; tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống
tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm; phát huy vai trò,
trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
chính trị - xã hội; thực sự dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Bốn là, phát huy vai trò tiền phong,
gương mẫu của cán bộ, đảng viên nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý,
người đứng đầu tại mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị nói riêng theo phương châm:
“trách nhiệm càng cao càng phải gương mẫu” trong việc nêu cao ý thức tự rèn luyện,
tự bảo vệ mình trong sạch về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; chủ động
và tích cực đấu tranh phê phán những quan điểm, tư tưởng sai trái, phản động,
âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Mỗi người trong
thực nhiệm vụ chính trị, thực thi công vụ phải thống nhất giữa nói và làm, giữa
dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo
theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCHTW khóa XII về xây dựng đội ngũ
cán bộ các cấp; Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư về Trách nhiệm nêu gương của
cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, Quy định số
47-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về Những điều đảng viên không được làm và
Quy định số 08-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về Trách nhiệm nêu gương của
cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương; cán bộ dù ở vị trí nào cũng phải luôn ý thức đầy
đủ về trách nhiệm, “đúng vai, thuộc bài”, thực sự chuyên nghiệp, làm tốt nhiệm
vụ được giao, phải gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Thực
hiện tố chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ,
dám làm, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung; nhất là trong phòng, chống và
đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội như tư
duy nhiệm kỳ, đầu cơ chính trị, chạy phiếu bầu, chạy quy hoạch, luân chuyển, chạy
chức, chạy quyền…
Năm là, tiếp tục thực hiện nghiêm Quy
chế dân chủ ở cơ sở; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Quy chế
giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân
dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Tiếp tục hoàn thiện cơ
chế nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trực tiếp phản ánh, góp ý với cấp
ủy đảng về công tác cán bộ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt nam, các tổ chức chính trị
- xã hội; của báo chí. Chú trọng giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối
sống và nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, đảng
viên và công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Hoàn thiện pháp luật về
dân chủ ở cơ sở để thực hiện có hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; nhất là, cần tạo nhiều kênh
thông tin, nhiều diễn đàn để lắng nghe và tiếp nhận ý kiến góp ý xây dựng của
nhân dân, coi đó là một biện pháp hữu hiệu để sớm phát hiện những kẻ cơ hội
trong Đảng và những kẻ cơ hội đang tìm mọi cách chui vào Đảng nhằm thăng quan,
phát tài, “vinh thân, phì gia”, mưu cầu lợi ích cá nhân, nhóm lợi ích, dòng họ,
địa phương.
NVC-H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét