Bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười năm 1917, đã chấm dứt thời đại độc tôn
của chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế và chính trị thế giới, mở ra kỷ nguyên mới
của phát triển và tiến bộ xã hội và tạo động lực mạnh mẽ cho phong trào giải
phóng dân tộc trong thời đại mới. Trong suốt thế kỷ 20, các dân tộc trên thế giới
đã vùng lên giải phóng khỏi các chế độ quân chủ, phát-xít, thực dân, đế quốc;
xác lập nền cộng hòa với chủ quyền đối nội, đối ngoại không thể bác bỏ; xây dựng
chế độ xã hội mới do người lao động làm chủ.
Dưới sức công phá của dòng thác cách mạng giải phóng dân tộc trong thời
đại mới do Cách mạng Tháng Mười mở ra, hệ thống thuộc địa do chủ nghĩa thực dân
đế quốc thiết lập trong suốt 5 thế kỷ (từ 1492) đã hoàn toàn sụp đổ trong vòng
chưa đầy 50 năm. Bản đồ thế giới đã được vẽ lại từ Cách mạng Tháng Mười năm
1917.
Động lực và cảm hứng từ Cách mạng Tháng Mười tiếp tục tạo nên xu hướng
phê phán, phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một chế độ xã hội tiến bộ
hơn trong bối cảnh thế giới ngày nay.
Thế kỷ 21 đặt ra nội dung và yêu cầu mới cho mục tiêu phát triển. Đó là
sự phát triển trong hòa bình và tự do; phát triển hài hòa giữa vật chất và tinh
thần; phát triển trong công bằng và dân chủ; phát triển bền vững và nhân văn; sự
phát triển của mỗi người, mỗi nhóm xã hội, mỗi giai cấp, tập đoàn, mỗi quốc
gia, dân tộc phải là điều kiện tích cực cho sự phát triển của những người khác
và toàn bộ loài người. Mục tiêu phát triển hiện đại tự nó đặt ra yêu cầu tiếp tục
giải phóng, giải phóng triệt để hơn khỏi con đường và chế độ tư bản chủ nghĩa
trong mọi biến thái khác nhau của chúng.
Ngay từ chính các trung tâm tư bản chủ nghĩa đã không ngừng cất lên biết
bao lời cảnh tỉnh, phê phán rằng chủ nghĩa tư bản là “một thế giới không thể chấp
nhận được” (René Dumond), nó “chứa đựng nhiều vết loét không thể cứu chữa”
(Henry Kissinger), nó sẽ rơi vào “cuộc khủng hoảng toàn cầu” (George Soros), vì
vậy, loài người sẽ phải vận động đến “làn sóng văn minh thứ ba” (Alvin
Toffler), đến một “xã hội hậu tư bản” (Peter Drucker),v.v...
Chủ nghĩa tư bản, dưới hình thức hiện đại nhất của nó là chủ nghĩa tự
do mới, đã bị phê phán quyết liệt ngay từ bên trong và ở quy mô thế giới. Lao động
toàn thế giới đang năng động đấu tranh vì những phương án thay thế chủ nghĩa tư
bản trên phạm vi toàn cầu./.
NVN-H1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét