Hiện
nay, lợi dụng xã hội thông tin mở và đa chiều, các thế lực thù địch, phản động
ra sức tìm đủ mọi cách chống phá nhà nước ta. Người dùng điện thoại thông minh
chỉ cần “dạo” trên các nền tảng nền tảng mạng xã hội thì ngay lập tức là một ma
trận thông tin được bày ra và tấn công người dùng bởi rất nhiều tin giả, tin
xuyên tạc, tin sai sự thật. Do đó nếu người dùng không đủ tỉnh táo, không giữ
được lập trường, bản lĩnh vững vàng thì rất dễ sập bẫy, dẫn đến những trạng
thái tâm lý, hành động tiêu cực.
Thời
gian gần đây xảy ra không ít vụ việc nóng, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội;
từ đó xuất hiện nhiều những tin đồn, những thuyết âm mưu: vụ việc có liên quan
đến thế lực này, lãnh đạo kia, có quan chức chống lưng,… Các thông tin được thổi
phồng, thêm bớt, cắt ghép, sâu chuỗi có vẻ rất hợp lý, nếu mỗi người dùng không
có hiểu biết, không bản lĩnh thực sự thì chắc chắn sẽ bị sập bẫy bởi những
thông tin xuyên tạc đó. Khi được hỏi họ thông tin lan truyền từ đâu, thì câu trả
lời là từ “đài, báo”. Và rồi họ kể ra một loạt cái tên, hóa ra đó toàn là những
kênh, trang chuyên đăng thông tin phản động, xuyên tạc.
Nếu
người dùng tiếp nhận và tin theo các thông tin mù mờ không rõ ràng đó thì quả
thực là vô cùng nguy hiểm. Bởi họ không biết các tổ chức khủng bố, phản động
như Việt Tân, hội những người yêu dân chủ, các thành phần lưu vong chống phá
nhà nước,…lập ra rất nhiều website, facebook, lập nhiều hội nhóm nhằm tuyên
truyền phát tán thông tin, tài liệu, hình ảnh có nội dung “xấu”, “độc”.
Thông
tin trên không gian mạng thì không có biên giới, tất cả mọi người ai cũng có thể
trở thành con mồi bị tấn công của chúng. Ngay cả việc Việt Nam trúng cử làm
thành viên Hội đồng Nhân quyền liên hợp quốc thông qua việc bỏ phiếu tại Đại hội
đồng một cách dân chủ, công khai, khách quan cũng bị các trang thông tin của Việt
Tân xuyên tạc, khẳng định kết quả là không khách quan.
Những
thông tin xấu độc thường được đăng tải với nội dung hấp dẫn, thu hút người đọc,
tạo ra dư luận tiêu cực cho người đọc, mang tính kích động cao. Chúng đưa vào
đó khoảng 2-3 phần là sự thật, còn 7-8 phần là xuyên tạc, suy diễn với các thuyết
âm mưu nhằm dẫn dụ người đọc, người xem. Nếu không thận trọng, tỉnh táo trong
cách nhận diện các vấn đề thì người đọc sẽ rất dễ tin vào các trang phản động,
chống phá Nhà nước, chống phá chế độ. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm.
Để
không bị các phần tử xấu kích động, “dắt mũi” bởi các thông tin xấu độc thì mỗi
chúng ta cần giữ được lập trường, bản lĩnh vững vàng, kiểm chứng và chọn lọc
thông tin một cách rõ ràng, thận trọng trong việc chia sẻ thông tin. Sự hiểu biết
và thận trọng trong tiếp nhận thông tin sẽ là giải pháp hữu ích để giúp người đọc
tránh được các thông tin xấu và độc hại.
KDQ-KBS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét