Mấy trang của RFA,
VOA, baotiengdan trên mạng vẫn tiếp tục ra rả xuyên tạc, bịa đặt gắn ghép cái gọi
là chính sách ngoại giao “đu dây” của Việt Nam và lợi dụng chuyến thăm Trung Quốc
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để thêu dệt nhiều điều sai sự thật, chống phá
Việt Nam như bài của Song Chi trên RFA là một ví dụ. Bài này còn xiên tạc kiểu
“ngoắc dây” rằng, dù “đu dây”, mục tiêu lớn nhất của Đảng CS Việt Nam “vẫn là độc
chiếm quyền lực, không muốn san sẻ quyền lực cho bất cứ ai, cũng không muốn dân
chủ hóa”… bô lô ba la kiểu vậy.
Thực tế, thực sự có
nhiều ý nghĩa về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Đảng CSVN. Đây là chuyến
thăm song phương chính thức đầu tiên của lãnh đạo Việt Nam tới Trung Quốc kể từ
sau khi bùng phát đại dịch Covid-19, cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của
Cụ Tổng kể từ sau Đại hội XIII. Cụ Tổng là lãnh đạo cao nhất nước ngoài đầu
tiên mà Trung Quốc mời, đón tiếp rất trọng thị ngay sau Đại hội XX của họ xong.
Cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình cũng là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo hai nước
sau 5 năm (từ 11/2017); Trung Quốc đã đón Cụ Tổng nước ta với nghi thức ngoại
giao cao nhất và có nhiều thu xếp đặc biệt. Việc hai bên đi sâu trao đổi thẳng
thắn về vấn đề trên biển; thống nhất kiểm soát thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa
bình, ổn định ở Biển Đông vô cùng quan trọng; nhất trí xử lý ổn thỏa vấn đề
trên biển. Ai cũng biết để yên ổn, trước hết các bác phải tuyên bố đã, rồi biết
coi trọng các tuyên bố, nếu ai gây ra điều gì sai thì bên kia cứ các cam kết
tuyên bố đó mà đấu tranh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế, nhiều
nước coi trọng thị trường làm ăn ở Trung Quốc, Việt Nam chúng ta cũng là một đối
tác quan trọng của họ. Các bộ, ngành, địa phương của hai bên cũng tranh thủ ký
kết nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế và các lĩnh vực khác, tạo cơ sở để triển
khai hợp tác làm ăn lành mạnh, ổn định, vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Các kỳ Đại hội Đảng của
Việt Nam luôn nhất quán đường lối đối ngoại vì lợi ích quốc gia – dân tộc là
cao nhất. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Kiên định đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực
hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia – dân tộc là định hướng chiến lược
lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mục tiêu hoạt động đối ngoại nhằm “Bảo đảm
lợi ích tối cao của quốc gia, dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật
pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”. Phương châm trong đối ngoại là: “Độc lập,
tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan
hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy
và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Ý nghĩa, kết quả chuyến
thăm cũng được dư luận quốc tế, truyền thông nước ngoài đánh giá cao. Những điều
sự thật đó là minh chứng khách quan, sinh động phản bác những thông tin sai
trái, bịa đặt, những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá, những hành động
trơ trẽn không biết xấu hổ, không có lương tri và lạc lõng của các thế lực thù
địch, phản động. Nhiều tờ báo lớn quốc tế ca ngợi nêu rõ chính sách ngoại giao
“cây tre” đầy bản sắc, bản lĩnh của Việt Nam, vừa khôn khéo, độc lập, tự cường,
vừa thiện chí, xây dựng. Tờ Diplomat của Mỹ, Nikkei của Nhật Bản đều nhấn mạnh
quan điểm nhất quán trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, cho rằng chuyến
thăm không chỉ là minh chứng cho mối quan hệ láng giềng lâu đời giữa hai nước,
mà còn khẳng định tăng cường sự tin cậy, thúc đẩy mối quan hệ hai nước ổn định
và phát triển hơn… Reuters cũng đăng tải nhiều tin tức về chuyến thăm, cho rằng
Trung Quốc đã dành sự đón tiếp trọng thị đối với nhà lãnh đạo cao nhất của Việt
Nam… Hai nước là đối tác truyền thống lâu đời và hai bên mong muốn duy trì mối
quan hệ này vì lợi ích phát triển của nhân dân hai nước, đặc biệt củng cố sự ổn
định, cân bằng hệ thống cung ứng và đầu tư trong môi trường quốc tế có không ít
phức tạp và rủi ro tiềm ẩn.
Từ xưa, cha ông ta đã
luôn coi lợi ích quốc gia – dân tộc chính là độc lập, chủ quyền của đất nước,
đã ứng xử hết sức linh hoạt, khéo léo, vừa khẳng định độc lập, chủ quyền, vị thế
của đất nước, không để cho bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ, vừa giữ
hòa khí với nước láng giềng để đất nước được yên bình và phát triển ổn định.
Phan Huy Chú đã đúc kết từ trong lịch sử: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với
láng giềng là việc lớn”. Trong thời kỳ nhà Trần, mặc dù ba lần đánh bại quân
xâm lược Nguyên – Mông, bảo vệ vững chắc biên cương phía Bắc, vua Trần vẫn kiên
trì thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Nguyên để ngăn ngừa âm mưu
tái xâm lược nước ta, giữ vững ổn định lâu dài.
Tư duy giữ kế hòa
bình, “biết thắng” của dân tộc còn thể hiện qua tâm thế hành xử của ông cha ta
đối với sự thất bại của kẻ xâm lược. Xác định mục tiêu bất biến là “Chỉ cần vẹn
đất, cốt sao an ninh” và “mở nền thái bình muôn thuở”, Nguyễn Trãi khẳng định
rõ đường lối của nước Đại Việt sau khi Lê Lợi đánh thắng quân Minh: “Nghĩ vì kế
lâu dài của nhà nước; Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh; Sửa hòa hiếu cho hai nước;
Tắt muôn đời chiến tranh”.
Chuyến thăm Trung Quốc
của Cụ Tổng thể hiện rõ việc phát huy văn hóa ngoại giao của dân tộc, với chủ
trương nhất quán là coi quan hệ láng giềng là ưu tiên hàng đầu trong chính sách
đối ngoại, mong muốn phát triển lâu dài, ổn định, ngày càng hiệu quả, thực chất.
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là
đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc
tế. Cùng với đó, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc
tế toàn diện, sâu rộng; ý chí tự lực, tự cường và nội lực là quyết định, cơ bản,
lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng.
Có thể thấy, những
chính sách trên thể hiện sâu sắc văn hóa ứng xử nhân văn, nghệ thuật ngoại giao
“kiên quyết, kiên trì”, “biết người, biết ta”, “biết thời, biết thế”, “cương
nhu kết hợp”, “khoan hòa, linh hoạt” của cha ông ta trong lịch sử và trong hiện
tại. Không ai có thể xuyên tạc đường lối đối ngoại đúng đắn của ta./.
VHH-BC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét