Tự do ngôn luận là một vấn đề
luôn được các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng để xuyên tạc, chống
phá Việt Nam. Bọn chúng thường tự do đăng tải, chia sẻ những bài viết, hình ảnh,
video có nội dung sai sự thật nhằm đánh lái dư luận sang hướng khác. Các thế lực
thù địch tự do, thoải mái phát ngôn trên các phương tiện thông tin đại chúng,
nhất là trên mạng xã hội và internet. Những điều đó đã vi phạm pháp luật Việt
Nam và bị xử lý, khi đó bọn chúng lại kêu gào rằng Việt Nam vi phạm quyền tự do
ngôn luận, quyền con người,... Từ đó bọn chúng kêu gọi các tổ chức, cá nhân lên
án và đòi trả tự do cho những kẻ vi phạm bị bắt. Bọn chúng lợi dụng những vụ việc
như vậy để kích động, lôi kéo người dân nhằm chống phá Đảng và Nhà nước. Vậy
chúng ta hiểu thế nào là tự do ngôn luận?
Quyền
tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận
trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị năm 1966. Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR) năm
1948 nêu rõ: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự
do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận
và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào
và không có giới hạn về biên giới”. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị (ICCPR) năm 1966 cũng quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận.
Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến,
không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in,
hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại
chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ”.
Hiện
nay, Internet, mạng xã hội trở thành công cụ phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức
bày tỏ quan điểm, tư tưởng, truyền bá thông tin, thể hiện quyền tự do ngôn luận.
Sức lan tỏa và ảnh hưởng của nó rất mạnh mẽ và nhanh chóng, tạo được sự chú ý,
quan tâm theo dõi của số đông người dân, nhất là những người có ảnh hưởng trong
xã hội. Tình trạng các hội, nhóm tiêu cực xuất hiện trên không gian mạng có xu
hướng ngày càng gia tăng gây tác động xấu đối với người sử dụng mạng nói riêng
và việc giữ gìn an ninh, trật tự xã hội nói chung. Thực tế này đang đòi hỏi các
cơ quan chức năng cần sớm có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả cũng như đặt ra
yêu cầu mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội phải hết sức tỉnh táo để không
trở thành nạn nhân của "thế giới ảo". Thông qua các hội, nhóm tiêu cực,
người dùng có thể tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, đăng tải hay lan truyền bất cứ
thông tin gì thông qua tài khoản cá nhân của mình. Điều này mang đến những nguy
cơ khi quyền này bị lạm dụng, nhất là khi những người đăng tải thông tin trên
không gian mạng có quan điểm sai trái, thái độ cực đoan, nhận thức pháp luật
chưa đầy đủ, dẫn đến bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động hoặc
vì động cơ cá nhân, một số trường hợp đã đăng tải thông tin sai sự thật, xâm phạm
đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Nhận
thức rõ những nguy cơ lợi dụng tự do ngôn luận trên không gian mạng đe dọa đối
với an ninh quốc gia, nhiều nước trên thế giới cũng đã triển khai các biện pháp
nhằm kiểm soát tốt hơn những thông tin được phép đăng tải trên mạng xã hội và hạn
chế tối đa sự lan tràn, phát tán những thông tin giả mạo và độc hại. Tại Mỹ, giới
hạn của tự do ngôn luận được thể hiện chủ yếu qua án lệ của các tòa án, đặc biệt
là Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, cho phép chính quyền ngăn chặn và trừng phạt các phát
ngôn có tính chất khiêu dâm, tục tĩu, phỉ báng, xúc phạm và gây hấn mà không bị
xem là vi hiến. Ở Pháp, pháp luật về tự do ngôn luận đưa ra các giới hạn, chế
tài nghiêm khắc trừng trị hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận làm ảnh hưởng
tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm việc bảo vệ nhân phẩm con
người, chống lại việc vu khống, bôi nhọ,...
Đảng
và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền
tự do ngôn luận của công dân. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Công dân
có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Đáng
chú ý là Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường
công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng”; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày
15/7/2013 của Chính phủ về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng”; Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về “Tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong
tình hình mới”. Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và Luật
An ninh mạng năm 2018 đều quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm như đăng tải,
phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền; bịa đặt, gây
hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc
phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy
tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân…
Như
vậy, chúng ta đã hiểu thế nào là tự do ngôn luận, từ đó có hành động đúng đắn
khi phát ngôn, nhất là bày tỏ quan điểm trên internet và mạng xã hội. Đặc biệt
chúng ta càng thấy rõ hơn thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tự do ngôn
luận để chống phá.
Tia chớp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét