“Làn sóng” công
chức, viên chức nghỉ việc, chuyển từ khu vực công sang khu vực tư đang có xu hướng
gia tăng trong thời gian gần đây. Công chức, viên chức xin thôi việc, nghỉ việc
không phải là câu chuyện mới, nhưng thực tế lại khiến dư luận hết sức quan tâm.
Thực tế, trong
quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm tới công tác cán bộ nói
chung và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng.
Giải quyết vấn
đề này, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Đối với các
bộ, ngành, địa phương, cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đặc biệt là đội ngũ cấp cơ sở; cải thiện
môi trường làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cạnh tranh lành mạnh.
Các bộ, ngành, địa phương cần có các chính sách hỗ trợ kịp thời đối với cán bộ,
công chức, viên chức có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; xây dựng đội ngũ lãnh đạo,
quản lý có năng lực, uy tín để tổ chức tốt công việc, tạo niềm tin, khuyến
khích cán bộ, công chức, viên chức làm việc. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đổi mới
công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức để tạo cơ hội, điều kiện
phát triển, nhất là cán bộ trẻ; khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức,
viên chức được tham gia học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc thông qua
các chương trình, dự án đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài một cách
thiết thực, cụ thể, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Mới đây, Ủy ban
Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đã cho ý kiến về việc tăng lương cơ sở. Theo
đó, đa số ý kiến nhất trí với mức tăng lương cơ sở (1,8 triệu đồng/tháng) và
tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình. Đây là tin vui
đối với cán bộ công chức, viên chức ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần có
nhiều sự nỗ lực, chủ động, quyết tâm hơn nữa từ các bộ, ngành, địa phương để
chung tay xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực sự vững mạnh, đáp ứng
ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
ĐTT-KBS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét