Chúng
ta đều rõ, tham nhũng được coi là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực,
là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Ở thời đại nào, chế độ
nào, quốc gia nào cũng tồn tại tham nhũng, song không thể xóa bỏ nhanh chóng
trong một thời gian ngắn mà cần phải đấu tranh kiên quyết, kiên trì, bền bỉ,
thường xuyên.
Gần
đây, lợi dụng việc Đảng ta đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng, xử lý hình sự một
số cán bộ cấp cao của Đảng, có quan điểm cho rằng, nếu “quá tập trung vào chống
tham nhũng sẽ làm "nhụt chí," "chùn bước" những người dám
nghĩ, dám làm, làm "chậm" sự phát triển đất nước”, hay luận điệu
xuyên tạc “tham nhũng là bản chất của chế độ một đảng lãnh đạo”.
Đây
là biểu hiện của sự nhận thức nông cạn, thiếu suy nghĩ chín chắn, là luận điệu
xuyên tạc bản chất chế độ của Đảng ta. Bởi tham nhũng thực sự là một nguy cơ, vấn
nạn, nếu không được ngăn chặn, loại bỏ kịp thời sẽ làm thiệt hại cho nền kinh tế,
phá vỡ chiến lược và kế hoạch phát triển, gây thiệt hại vật chất rất lớn cho
Nhà nước và người dân; làm suy thoái đạo đức, lối sống trong hàng ngũ lãnh đạo,
gây ra sự bất bình, bức xúc trong dư luận xã hội và nghiêm trọng hơn là làm xói
mòn, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ, gián tiếp tiếp
tay cho những thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Có thể nói,
tham nhũng như một loại dịch bệnh nguy hiểm có thể phá vỡ bất kỳ thể chế chính
trị nào.
Một
đảng cầm quyền còn để xảy ra tham nhũng thì nguy cơ đánh mất quyền lực là hiện
hữu. Đây là bài học xương máu đã được lịch sử đúc rút, kể cả những nước đã từng
là thành trì của chủ nghĩa xã hội. Thậm chí, nếu để tham nhũng tràn lan thì những
cán bộ, đảng viên trong sáng, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của quốc gia,
dân tộc sẽ không còn động lực để phấn đấu, cống hiến, hy sinh vì lợi ích chung.
Bởi vậy, đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một tất yếu, là vấn đề sinh tử, sống
còn, cấp bách của bất kỳ một đảng cầm quyền nào nếu không muốn từ bỏ vị trí
lãnh đạo của mình. Với tinh thần ấy, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
càng không phải là “đấu tranh phe cánh” hay “đấu đá nội bộ” như một số người
xuyên tạc, mà nhằm: “góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giữ
vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại, đặc biệt
là góp phần lấy lại và củng cố niềm tin của nhân dân, bác bỏ luận điệu sai trái
của các thế lực xấu, thù địch, chống đối…”.
Như
vậy, mục đích chống tham nhũng, tiêu cực, thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng
viên là rất rõ ràng. Bởi tham nhũng thường diễn ra ở những người có chức, có
quyền, do tha hóa quyền lực mà gây tổn hại nhiều mặt đến đời sống xã hội, thậm
chí vi phạm quyền con người. Vì vậy, thái độ trong chống tham nhũng là phải “thật
kiên quyết, không khoan nhượng và hành động thật quyết liệt, cụ thể, hiệu quả”.
ĐMC
KBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét