Pages - Menu

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH “BỐN KHÔNG, MỘT TÙY” VIỆT NAM

 

Để hiểu rõ hơn về việc Việt Nam không thể rơi vào tình trạng như Ukraina, cách ứng xử của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam khởi đầu quá trình đổi mới của mình bằng một nền kinh tế “rách rưới” khi bị tới 4 cuộc chiến tranh tàn phá trong suốt 45 năm trời. Chỉ còn lại tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm, kiên cường vượt khó và sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Và trên tất cả là tinh thần đoàn kết dân tộc.

Việt Nam ngay từ những năm 1990 đã có một đường lối đối ngoại sáng suốt. Đó là: “Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Sẵn sàng làm bạn với các nước, trở thành thành viên tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, vẫn giữa được nguyên tắc và bản sắc của riêng mình một cách linh hoạt, uyển chuyển. Hòa nhập nhưng không hòa tan”. Việt Nam chơi với tất cả các bên, các nước lớn, kể cả những nước có quan hệ đối thủ với nhau như Nga - Mỹ, Mỹ - Trung Quốc. Tất cả những điều này, nhiều nước trên thế giới không thể có.

Đối với các vấn đề song phương. Đối với các vấn đề đa phương, Việt Nam luôn có thái độ tế nhị, tôn trọng ý kiến của các bên, biết chia sẻ lợi ích một cách hài hòa và đặc biệt là nêu cao tinh thần đoàn kết hòa bình với nhiều sáng kiến quan trọng.

Về quân sự, “Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019” đã nêu rõ nguyên tắc: “Bốn không, một tùy”. Theo đó:

Không tham gia liên minh quân sự.

Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình.

Không cho nước ngoài lợi dụng mình để chống lại nước thứ ba.

Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Tùy theo diễn biến tình hình thực tế mà có những đối sách phù hợp.

Chính vì nguyên tắc trung lập, không liên minh này mà các nước lớn đều cần tới Việt Nam, các nước nhỏ cũng cần tới Việt Nam. Với chính sách đối ngoại uyển chuyển nhưng vững trãi như cây tre và đặc biệt là hòa bình và đoàn kết, uy tín của Việt Nam trên thế giới đang lên rất cao. Tại cuộc bầu cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam là trúng cử với tỷ lệ ủng hộ cao chưa từng có: 192/193 phiếu thuận. Đây là lần thứ hai, Việt Nam trúng cử vào vị trí này ở Hội đồng Bảo an./.

PQV-H8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét