Trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và công nghệ thông tin, mạng xã hội
phát triển ngày càng mạnh mẽ, các thế lực thù địch tăng cường móc nối, cấu kết
với những phần tử cơ hội chính trị, ra sức xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng,
phủ nhận mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chúng tung ra
nhiều luận điệu xuyên tạc hết sức tinh vi, xảo trá hòng làm chao đảo, lung lay
nhận thức, tư tưởng, niềm tin của quần chúng nhân dân vào chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng ta. Theo kiểu “mưa dầm thấm
lâu”, chúng ra sức tuyên truyền xuyên tạc hòng làm suy giảm niềm tin, tạo ra
trong nhân dân ta, nhất là thế hệ trẻ một “khoảng trống” về mục tiêu lý tưởng,
lịch sử truyền thống và thành tựu của cách mạng. Chúng xác định “Nội công, ngoại
kích” là chiêu bài rất nham hiểm mà các thế lực thù địch phản động thường xuyên
sử dụng nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Để áp dụng chiêu thức này hiệu quả,
chúng tìm mọi cách tiếp cận, móc nối, lôi kéo, kích động, tiếp sức cho những phần
tử thoái hóa, biến chất, bất mãn với chế độ,… để sử dụng làm công cụ, tay sai,
phủ nhận thành quả cách mạng, phóng đại những khuyết điểm, yếu kém nhằm tạo ra
những bức xúc trong dư luận, những điểm nóng trong xã hội. Chúng coi những phần
tử thoái hóa, biến chất “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là lực lượng nòng cốt
đi đầu để chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam.
Cùng
với phủ nhận lịch sử truyền thống dân tộc, phủ nhận thành quả cách mạng, chúng
triệt để lợi dụng chiêu bài xuyên tạc, bôi nhọ lãnh tụ của Đảng, của dân tộc.
Vào dịp đất nước ta tổ chức các sự kiện lớn, các thời điểm chuyển giao năm cũ
và năm mới, chiêu trò này tiếp tục được chúng sử dụng. Cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân cũng bị chúng lợi dụng để chống phá.
Chúng xuyên tạc rằng đó là cuộc thanh trừng, đấu đá nhằm tranh giành lợi ích giữa
các phe, nhóm trong nội bộ Đảng. Mặc dù cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng
của ta đạt được những kết quả rất quan trọng nhưng các thế lực thù địch luôn xuyên
tạc rằng “Đảng Cộng sản không thể chống tham nhũng thành công” vì chế độ độc đảng
cầm quyền sẽ thủ tiêu đấu tranh... Muốn chống tham nhũng thành công thì phải mở
rộng dân chủ, bằng cách thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập...
Những chủ trương, chính sách và các thành quả quan trọng mà chúng ta đã đạt được
trên mặt trận ngoại giao cũng bị chúng xuyên tạc, phủ nhận hòng chia rẽ mối
quan hệ giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế, làm giảm vị thế của
Việt Nam trong khu vực và thế giới.
Có
thể thấy các thế lực thù địch không từ bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào nhằm chống
phá Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Trước tình hình ấy, Ðảng ta đã xác định đấu
tranh, phản bác có hiệu quả với luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái của
các thế lực thù địch là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên của toàn bộ hệ thống
chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên và của mọi công dân. Chúng ta phải tiến
hành đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó cần đặc biệt nhấn mạnh đến tính chủ động.
Trước
hết là chủ động trong nhận thức: Hiện nay một số lượng rất lớn các trang
mạng xã hội của nhiều tổ chức, hội nhóm phản động lưu vong được chúng huy động
để tuyên truyền bóp méo, xuyên tạc tình hình nhằm chống phá Việt Nam. Từ thực tế
ấy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải chủ động đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân
hiểu rõ những luận điệu xuyên tạc, những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế
lực thù địch. Chỉ khi nào nhận thức rõ, được cập nhật thường xuyên về tình hình
và những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; tính chất nguy hiểm, phức tạp
của cuộc đấu tranh thì mọi người dân mới đề cao cảnh giác, không bị động, lúng
túng trước những luận điệu và âm mưu, thủ đoạn chống phá; ý thức rõ trách nhiệm
xây dựng thế trận chủ động đấu tranh.
Những
năm qua, các hoạt động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để khẳng định
tính cách mạng khoa học của mục tiêu lý tưởng, của đường lối, chủ trương, chính
sách và những thành tựu của cách mạng chưa được quan tâm đúng mức. Tính thuyết
phục trong tuyên truyền đấu tranh phản bác còn hạn chế. Để khắc phục, đòi hỏi
chúng ta phải chủ động hơn nữa trong tổ chức các hoạt động nghiên cứu lý luận,
tổng kết thực tiễn. Kết quả của hoạt động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
chính là cơ sở khoa học để chúng ta nâng cao tính thuyết phục trong phản bác
các luận điệu xuyên tạc và những âm mưu, thủ đoạn chống phá.
Thứ
hai là, chủ động chủ động của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị: Tính
chất phức tạp, cam go và quyết liệt của cuộc đấu tranh đòi hỏi phải huy động được
sức mạnh tổng hợp. Điều này chỉ được tạo ra khi các cấp, các ngành, các địa
phương, các cơ quan, đơn vị và cả hệ thống chính trị có sự chủ động phối hợp với
nhau một cách chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất. Thực tế thời gian qua cho thấy
trong từng nhiệm vụ, từng nội dung đấu tranh cần tránh hô hào chung chung mà phải
phân rõ trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp của từng cấp, từng ngành, từng
địa phương, từng cơ quan, đơn vị trong cơ chế, quy chế phối hợp thống nhất.
Thứ
ba là, Sự chủ động trong công tác theo dõi, thanh tra, kiểm tra, định hướng
với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực nhạy cảm dễ bị móc nối,
lôi kéo, để họ không tiếp tay cho kẻ xấu, không mắc mưu các thế lực thù địch. Sự
chủ động trong quản lý, nắm bắt tình hình, phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin,
nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm đấu tranh của các cấp, các ngành, các địa
phương, nhất là các cơ quan, đơn vị chức năng cũng rất cần được quan tâm.
Thứ
tư là, chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục: Đây là yếu tố cơ sở nền
tảng để mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân chủ động, tích cực, tự giác
tham gia có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, các
quan điểm sai trái, thù địch vốn ngày càng phức tạp, khó khăn, lâu dài và cam
go./.
Tia
chớp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét