"Ái
kỷ chính trị" là thói lố tự đánh bóng, khoe mẽ, thổi phồng về bản thân vì
những ý đồ chính trị, từ đó đẻ ra đủ loại những thói hư, tật xấu tệ hại khác,
như tính tham lam, đói khát danh vọng, dối trá, thói ghen tị, xu nịnh, kèn cựa,
vụ lợi, tham ô, lãng phí...
Bắt
chứng bệnh ái kỷ chính trị không khó, do thói hợm hĩnh, hám danh, “trưởng giả học
làm sang”..., nên dù che giấu tinh vi đến đâu vẫn có ngày bị phơi bày, với cả mớ
những kiểu thức rởm đời. Có kẻ vô sỉ hả hê lấy mồ hôi, nước mắt của người khác
làm thứ màu tô vẽ vào bảng thành tích của mình, bằng tranh công đổ tội, chặn
bát chèn đũa đồng nghiệp; có người huênh hoang tự cao tự đại khoe khoang về
mình, thuyết giảng đao to búa lớn cả ngày không chán, vừa đôm đốp vỗ ngực tự thổi
ta lên chín tầng mây, vừa vẫn không quên dùng thủ đoạn dìm ngay người khác xuống;
có người “đánh bóng chuyên nghiệp” khi dùng các phương tiện truyền thông, mạng
xã hội để khoe mẽ bản thân bằng những hình ảnh hào nhoáng nhưng đầy thói giả dối,
rỗng tuếch, lố bịch, thậm chí lươn lẹo “mớm cung”, mượn tay kẻ khác để tâng hết
lời về mình, hòng bịp mắt thiên hạ, dọn đường cho việc tranh quyền đoạt chức về
sau; nhiều người tài hèn, đức mọn, nhưng háo danh tìm mọi cách gắn mác học hàm,
học vị cho kỳ được, toan tính leo lên ông nọ bà kia; có kẻ dù đã vướng vào vòng
lao lý thì vẫn cố vươn khỏi song sắt nhà tù để dùng đám bồi bút bênh vực giảm tội,
không nghĩ tới quá khứ táng tận lương tâm bòn rút không tiếc của cải của nhân
dân...
Kẻ
“ái kỷ chính trị” luôn tìm thấy cảm giác thỏa mãn bản thân mình khi vượt được
người khác, bằng mọi giá. Khi tài hèn, tất phải dùng thủ đoạn. Người có chút
tài năng thì cũng bị những huyễn hoặc, ảo vọng về bản thân và ham hố danh vọng
làm mờ mắt, sinh ra hành động khuất tất, thậm chí bất nhân. Song, dù bôi son
trát phấn hào nhoáng thế nào thì chung quy vẫn khó lòng lấy hình thức mà lấp đi
nội dung, lấy mớ hổ lốn danh hiệu, bằng khen, “công trạng” mà che đậy đi đống rỗng
tuếch bên trong.
Xưa
- nay, Đông - Tây, nhìn khắp bốn bể đều thấy, một tổ chức do yếu kém mà dung
túng cho nhiều kẻ “ái kỷ chính trị” thì lâu ngày cũng thành một tập thể ái kỷ
chính trị, nơi thói xu nịnh, giả dối, rởm đời, bệnh hình thức, đấu đá, chạy
danh hiệu, tự mãn lên ngôi; ngại, tránh những cách nói thẳng, nói ngay, dần mất
đi sự công bằng, người tài, người hay ngoảnh mặt - tập thể đó tất đến lúc mạt
thời. Nguy hại hơn là cả một đất nước, một dân tộc “ái kỷ”, bám víu vào những
thành tích nhất thời, chuộng hư danh, thiếu thực lực, mà hàm hồ, thái quá trong
ca tụng, ngủ mê với ảo vọng, khiến tinh thần quốc gia bạc nhược.
Người
mắc “chứng ái kỷ” nặng thường “không biết mình là ai”, đặt bản thân lên trên hết
thảy, không chịu tu dưỡng, nên thiếu sự thấu cảm và đối ác với người khác, mất
khả năng kiểm soát ham muốn và dị ứng với sự ăn năn, hối lỗi, do đó khó trông
chờ vào sự tự sám hối. “Vực thẳm dễ lấp, nhưng túi tham khó đầy”.
Đây
là chứng bệnh “kinh niên” trong đời sống chính trị, lây như vết dầu loang, âm
thầm lan rộng, nhất là ở nơi có sức đề kháng kém, nguy cơ biến thành những sân
khấu để phường tuồng chính trị diễn tấu; thuyên giảm đi trong môi trường mà sự
minh bạch, công tâm, sự thực tài, điều thẳng ngay được coi trọng và có sức sống,
cùng con mắt tinh tường, hiểu người, thấu lý, thấu tâm của người lãnh đạo.
Nước
càng sâu càng tĩnh. Người thực tài thường khiêm cung. Kẻ yếu nhược lại hay tự
cao, tự đại.
Ngẫm
lại lời của người đứng đầu Đảng ta càng thấy thêm sự sâu sắc, rằng, mọi cán bộ,
đảng viên, công chức cần thường xuyên tự soi, tự sửa, tự răn mình, tránh xa những
cám dỗ vật chất, tham vọng quyền lực. Đức Phật cũng dạy: “Thiểu dục và tri túc”
(biết tiết chế dục vọng và biết đủ)... Âu đó cũng là đường sáng để những người
mắc chứng bệnh này tỉnh ngộ, tự tiết chế bản thân, tránh thành bạo bệnh mà phải
gánh hậu họa khôn lường!./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét