Pages - Menu

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG TƯ TƯỞNG CƠ HỘI, XÉT LẠI ĐỂ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG HIỆN NAY

             Chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói chung, trong cách mạng Việt Nam nói riêng từ khi có Đảng là cuộc đấu tranh liên tục, không ngừng, không nghỉ. Ngày 03-02-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cũng là sự bắt đầu của cuộc đấu tranh chống những trào lưu tư tưởng cơ hội, xét lại để bảo vệ đường lối, chủ trương, bảo vệ lý tưởng và con đường cách mạng đã lựa chọn của Đảng, của dân tộc Việt Nam. Nhận diện đấu tranh phản bác lại những quan điểm lệch lạc, sai lầm “tả” hoặc “hữu” khuynh để đảm bảo cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng được hoạch định đúng đắn, thực hiện nhất quán trong tư tưởng và hành động của mỗi đảng viên không chỉ là việc làm thường xuyên của Đảng Cộng sản cầm quyền trong từng thời kỳ cách mạng, mà còn là đòi hỏi khách quan trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Quán triệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” là nhiệm vụ quan trọng của những người giảng viên lý luận.

Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang quán triệt, thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chúng ta phải “kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm”[3]. Là cán bộ, đảng viên, giảng viên lý luận chính trị - người trực tiếp giảng dạy, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng… cần nhận thức đúng chức trách, nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới là hoạt động thường xuyên, là nhiệm vụ cấp bách của cán bộ, đảng viên, giảng viên lý luận trên những nội dung sau:

Thứ nhất, phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc mục tiêu, 6 quan điểm, 7 nhiệm vụ và giải pháp chỉ đạo thực hiện của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, là hoạt động không ngừng đối với người làm công tác lý luận của Đảng. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giảng viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, có bản lĩnh vững vàng, có niềm tin vững chắc về tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Kiên quyết chống những biểu hiện sai trái, thù địch phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”; phủ nhận thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; phủ nhận, xuyên tạc lịch sử, nói xấu chế độ; bôi nhọ nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa; những vấn đề dân chủ, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền trên mạng xã hội; các trào lưu văn hóa nghệ thuật suy đòi… để không ngừng khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam, đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối đúng đắn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và xu thế của thời đại.

Thứ hai, phải thường xuyên học tập lý luận về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, nghị quyết… qua các lớp bồi dưỡng do đảng ủy cấp trên tổ chức nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, củng cố tri thức cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm giàu tri thức của mình trong công tác tuyên truyền, giảng dạy lý luận chính trị; không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng để có thể nhận dạng và kiên quyết chống những biểu hiện của đảng viên dao động, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bị phai nhạt lý tưởng cách mạng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, chạy theo danh lợi, tiền tài, địa vị, tham ô, tham nhũng, mưu cầu lợi ích nhóm… góp phần làm trong sạch môi trường lý luận và nội bộ của Đảng.

Thứ ba, phải không ngừng tự học để nâng cao trình độ nhận thức, thường xuyên cập nhật kiến thức mới về quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, lý luận gắn với thực tiễn trong từng bài giảng cụ thể, vận dụng kiến thức môn học với đổi mới phương pháp giảng dạy, khéo kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực và phương tiện hiện đại để lý giải những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra qua đó học viên nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị; khơi dậy tính chủ động, tích cực tham gia học tập lý luận chính trị, khắc phục tình trạng lười học, ngại học, học qua loa, chiếu lệ trong cán bộ, đảng viên hiện nay.

Thứ tư, trong công tác giảng dạy lý luận chính trị, người giảng viên phải nhận dạng được, đúng chủ nghĩa xét lại hiện đại. Đây là một trào lưu tư tưởng chính trị thù địch với chủ nghĩa Mác-Lênin xuất hiện trong nội bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nó là một biến dạng của chủ nghĩa cơ hội hiện đại, nhưng núp dưới chiêu bài “phê phán”, đòi “xét lại”, thậm chí “phát triển” học thuyết Mác-Lênin. Nhưng thực chất sự “phát triển” để thực hiện mưu đồ xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân, làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Luận điệu của chúng là từ chỗ bóp méo, thổi phồng, phê phán một chiều những sai lầm, yếu kém, tiêu cực trong hiện thực cuộc sống các nước xã hội chủ nghĩa để đi đến kết luận chủ nghĩa xã hội hiện thực chỉ là ngõ cụt với nhiều điều xấu xa cần phải vứt bỏ, còn chủ nghĩa tư bản hiện đại là con đường đem lại tương lai tốt đẹp cần phải đi theo…

Chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại là nguy cơ gây tai họa đối với phong trào cách mạng, với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn. Vì vậy, đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cơ hội và xét lại hiện đại là nhiệm vụ trọng yếu của người giảng viên giảng dạy lý luận và là cuộc đấu tranh không ngừng, không nghỉ./.

H2-NBL

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét