Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, đã kiểm điểm và chỉ rõ: Sau nhiều năm thực hiện các nghị quyết về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, bên cạnh những kết quả đạt được, tình trạng suy thoái trong Đảng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí có dấu hiệu cho thấy còn phức tạp hơn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó được Đảng ta nhấn mạnh là thực hiện không nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình ở nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là tình trạng “có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật...”. Đảng ta coi đây là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị.
Tự
kiểm điểm, tự phê bình một cách thành khẩn, nghiêm túc là việc làm rất cần thiết,
rất quan trọng để thực hiện điều đó. Nói là vậy nhưng việc thực hiện công việc
này cũng không hề đơn giản. Bởi tâm lý của không ít người hiện nay là “đẹp đẽ
phô ra, xấu xa đậy lại”, không “vạch áo cho người xem lưng”... Khi tự kiểm điểm,
tự phê bình, cán bộ, đảng viên ta chủ yếu nói về kết quả, thành tích, phần khuyết
điểm chỉ là thứ yếu, chung chung với một điệp khúc đã trở thành quen như: “Tác
phong làm việc đôi khi chưa khoa học”, “tính đấu tranh tự phê bình và phê bình
còn chưa thường xuyên, liên tục”, “chưa tích cực, chủ động trong công việc”...
Và trên thực tế chưa ai thành khẩn, tự giác, dũng cảm kiểm điểm trước tập thể rằng
“Tôi đã vi phạm nguyên tắc”, “tôi làm trái quy định của cơ quan, đơn vị”... Chỉ
đến khi tổ chức kiểm tra, thanh tra, cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc, mọi
chuyện vỡ lở thì lúc ấy sự việc đã đi quá xa và trở thành chuyện đã rồi. Không
ít người mặc dù lỗi lầm đã được chỉ ra nhưng vẫn không trung thực, không thành
khẩn báo cáo trước tập thể, mà cố tình ngụy biện che đậy, lấp liếm, khi tổ chức
phải áp dụng hình thức xử lý thì không dũng cảm nhận kỷ luật…
Dũng
cảm nhận lỗi, nhận kỷ luật là hành động thể hiện sự chịu trách nhiệm về những
việc mà mình đã làm. Những người thành khẩn nhận lỗi, dũng cảm nhận kỷ luật chắc
chắn sẽ rút ra được bài học cho mình để sửa chữa tiến bộ, để không tái phạm những
lỗi lầm đã mắc phải. Do vậy, việc thường xuyên tự phê bình và phê bình nghiêm
khắc là biện pháp hữu hiệu để mỗi cán bộ, đảng viên nâng cao khả năng “tự đề
kháng”, phòng chống những biểu hiện thoái hóa, biến chất, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” có hiệu quả. Để làm tốt công việc này, trước hết mỗi cán bộ, đảng
viên, nhất là cấp ủy, người đứng đầu cần nhận thức rõ ràng về vị trí, vai trò,
mục đích, ý nghĩa, tác dụng và sự cần thiết của việc tự phê bình và phê bình
trong sinh hoạt Đảng.
Dũng
cảm tự phê bình, tự giác nhận khuyết điểm là cơ sở để các đảng viên thẳng thắn,
chân tình phê bình chỉ rõ cho nhau những điểm mạnh, điểm yếu để từ đó có biện
pháp phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, phấn đấu chuyển biến
tiến bộ. Tự phê bình và phê bình sẽ mất đi ý nghĩa và mục đích đầy tính nhân
văn của nó nếu để xảy ra tình trạng làm qua loa đại khái, thiếu thành khẩn, thiếu
tự giác, lợi dụng tự phê bình và phê bình để “bới lông tìm vết”, tranh công đổ
lỗi, dùng những lời lẽ thiếu văn hóa để khích bác, miệt thị, nói xấu lẫn nhau,
dẫn đến nội bộ mất đoàn kết. Mục đích cao nhất của tự phê bình và phê bình
không gì khác đó là vì sự tiến bộ của mỗi cá nhân và sự vững mạnh của tập thể.
Chỉ có dũng cảm nhận khuyết điểm, tự giác nhận kỷ luật mới giúp từng đảng viên
và toàn Đảng ta nâng cao được vai trò lãnh đạo, củng cố niềm tin trong nhân
dân.
NVT KBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét