Ngoài chuyện tham nhũng là một loại tội
ác cần bị xử lý nghiêm minh và mang tính răn đe để cho những người có chức vụ,
quyền hạn, có điều kiện tham nhũng, làm sai, làm trái không dám tham nhũng hay
nói như các cụ là “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế” thì có một điều nữa chúng
ta cần phải quan tâm và làm sáng tỏ thêm xung quanh vấn đề này. Đây cũng là
khía cạnh rất hay mà người viết muốn nêu ra để cùng nhau bàn thảo và đi đến thống
nhất.
Đó chính là việc hiểu sai. Hiểu sai ở
đây không đơn thuần ở câu chuyện kiểu Giáng Vân, Lưu Vũ khi có sự việc xảy ra
thì một số kẻ cố tình làm sai đi, hay góc độ khác là giả vờ ngu để nói theo một
chiều hướng khác, đúng hay không không quan trọng mà cái họ muốn làm là gây
hoang mang, thậm chí có chuyện dây lang quàng dây muống, đánh lận con đen, đánh
nhì con tốt nhằm phá hoại mà thôi. Thứ nữa cần phải nói đến là đằng sau những vụ
án tham nhũng, tiêu cực bị đưa ra ánh sáng thì chúng ta cũng thấy lẩn khuất đâu
đó thứ gọi là văn hoá thiếu chính danh theo kiểu: “một người làm quan cả họ được
nhờ” hay nói cách khác là “Ông làm quan chắc chắn ông phải giầu và HỌ cũng sẽ
có chỗ để nhờ”. Từ đó vô tình đẩy người làm quan vào thế bí.
Tất nhiên, với những luận điệu thêu dệt,
cố tình hiểu sai hoặc ngu thật thì tự khắc nó không thể đúng và chúng ta kiên
quyết bài trừ. Nhưng với những thứ tiếp cận khác theo kiểu “một người làm quan
và cả họ” thì vốn dĩ nó tòn tại như một lề thói xấu trong xã hội lâu nay và nó
là liều thuốc thử cho những người thực sự bản lĩnh, can đảm và thông tuệ. Vì
cho dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân mới xứng đáng
là cán bộ kiên trung, cách mạng. Chứ mà cứ để bản thân bị tác động, ảnh hướng,
kéo theo vòng xoáy cuộc đời thì chứng tỏ người đó chưa đủ bản lĩnh, chưa xứng
đáng bàn việc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét