Khi công cuộc phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đạt những kết quả tích cực, các vụ việc tham nhũng dần được lôi ra ánh sáng thì cũng là lúc những “nhà hoạt động dân chủ”, “phóng viên không biên giới”, “cây viết tự do” cho các trang RFA, VOA, Việt Tân, “báo tiếng dân”… ra sức lợi dụng để xuyên tạc, chống phá. Những thủ thuật mà chúng thường sử dụng là: Suy diễn “đấu tranh phe cánh”, bịa đặt “đấu đá nội bộ”, hay dẫn từ một vài hiện tượng tiêu cực, vụ việc cụ thể đơn lẻ nào đó trên báo chí, truyền thông đưa tin để quy kết thành một quan điểm, một vấn đề rất là bản chất, để từ đó quy kết là do chế độ.
Chúng ta đều rõ, tham nhũng được
coi là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực, của bất kỳ chế độ nào, và là một
trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của một chế độ. Ở thời đại nào, quốc gia
nào cũng tồn tại tham nhũng, song quốc gia nào quan tâm chống tham nhũng thì sẽ
kiên trì, thường xuyên, vừa phòng, vừa chống, vừa xây và hoàn thiện luật pháp,
quy định. Tham nhũng như một loại dịch bệnh nguy hiểm có thể phá vỡ bất kỳ thể
chế chính trị nào. Một đảng cầm quyền còn để xảy ra tham nhũng thì nguy cơ đánh
mất quyền lực là hiện hữu. Đây là bài học xương máu đã được lịch sử đúc rút, kể
cả những nước đã từng là thành trì “đầu tàu” của chủ nghĩa xã hội. Và nếu để
tham nhũng tràn lan thì những cán bộ, đảng viên trong sáng, dám nghĩ, dám làm
vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc sẽ không còn động lực để phấn đấu, cống
hiến, hy sinh vì lợi ích chung. Cho nên, đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một
tất yếu, là vấn đề sinh tử, sống còn, cấp bách của bất kỳ một đảng cầm quyền
nào nếu không muốn từ bỏ vị trí lãnh đạo của mình.
Tham nhũng thực sự là một nguy cơ,
vấn nạn, nhất là khi nó xảy ra trong những thời điểm “nhạy cảm”, thời điểm mà cần
sự đạo đức, tâm huyết và cống hiến vô tư nhất; nếu không được ngăn chặn, loại bỏ
kịp thời sẽ làm thiệt hại cho nền kinh tế, phá vỡ chiến lược và kế hoạch phát
triển, gây thiệt hại vật chất rất lớn cho Nhà nước và người dân; làm suy thoái
đạo đức, lối sống trong hàng ngũ lãnh đạo, gây ra sự bất bình, bức xúc trong dư
luận xã hội; làm xói mòn, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ; các vụ
việc tham nhũng cũng là “mồi béo” tiếp tay cho những thế lực thù địch xuyên tạc,
chống phá. Cho nên, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực càng không phải là “đấu
tranh phe cánh” hay “đấu đá nội bộ” như một số kẻ xuyên tạc; mà chống tham
nhũng nhằm để xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, bảo đảm phát triển
kinh tế, xã hội lành mạnh, bền vững.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước Việt
Nam đã kiên trì, kiên quyết phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, mà người đứng đầu
là Cụ Tổng. Công cuộc phòng, chống tham nhũng đã đạt nhiều kết quả rất quan trọng,
để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được
người dân rất ủng hộ, đồng tình, tin tưởng, đó thực tế không thể đảo ngược,
không thể xuyên tạc. Những chỉ đạo và kết quả việc tập trung điều tra, xử lý
các vụ án, vụ việc gần đây (như Việt Á, vụ các chuyến bay giải cứu liên quan
nhiều cán bộ của Bộ Ngoại giao và một số cơ quan, địa phương, Tập đoàn FLC, Tân
Hoàng Minh, AIC…) tiếp tục thể hiện rõ phương châm “không có vùng cấm, không có
ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất cứ tổ chức, cá
nhân nào”.
Chúng ta thấy rõ tư tưởng chỉ đạo
xuyên suốt, thông tin rõ ràng, minh bạch về chống tham nhũng, và bên cạnh Ban
Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và các cơ quan chức năng còn sự đồng
hành của báo chí, người dân, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng. Nên không
có kẻ nào có thể xuyên tạc, cản trở công cuộc phòng, chống tham nhũng; không kẻ
nào có thể xuyên tạc hiện thực và những thành tựu phát triển của Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét