Vấn đề nhân quyền đã và đang được các thế lực thù địch sử dụng như một thứ vũ khí, một cái cớ cho các hoạt động chống phá, chuyển hóa chế độ ở Việt Nam. Trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động đưa ra những “Chương trình hành động” với những luận điệu lạc lõng xuyên tạc, bóp méo, phản ánh không đúng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tuy vậy, chúng hoàn toàn không thể phủ nhận được sự thật đang tồn tại một cách hiển nhiên rằng ở Việt Nam, quyền con người đang được tôn trọng, phát huy hơn bao giờ hết, nhân dân thực sự làm chủ đất nước và quyết định con đường phát triển của mình.
Về mặt pháp
lý, bản Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua, tiếp tục khẳng định sự nhất quán về nội dung quyền con người,
quyền công dân trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992; đồng thời, bổ
sung nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp
với tình hình mới của đất nước và bối cảnh quốc tế hiện nay để từng bước cải
thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Tính đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập
7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập
25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản.
Với các công ước quốc tế về quyền con người đã tham gia, Việt Nam cam kết thực
hiện và coi đó là trách nhiệm chính trị, pháp lý của Nhà nước trong thúc đẩy và
bảo vệ quyền con người, giữ vững các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về nhân
quyền.
Trên thực tế,
Việt Nam là một trong 6 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn
các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn 10 năm; được Tổ chức Nông
nghiệp và Lương thực thế giới trao giải thưởng thành tích xuất sắc trong xóa
đói, giảm nghèo. Thời gian qua, dù phát triển kinh tế không đạt mục tiêu như kế
hoạch đặt ra do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, song quyền được sống, ăn, mặc, ở,
quyền tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức
khỏe, tự do kinh doanh, quyền tự do ứng cử, quyền thể hiện quan điểm xã hội,
quyền của mọi tầng lớp, thành phần, người dân vẫn luôn được bảo đảm. Số lượng nữ
đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay là 151 người, chiếm 30,26%, đứng thứ 51
trên thế giới, thứ 4 ở châu Á và đứng đầu trong Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp
hội các nước Đông Nam Á; tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội khóa XV
là 89 người, chiếm 17,84%. Từ năm học 2017-2018, đã có 22 tỉnh, thành phố tổ chức
dạy học tiếng dân tộc thiểu số (715 trường); 8 ngôn ngữ của dân tộc thiểu số được
đưa thành môn học; nhiều bộ sách giáo khoa được xuất bản bằng tiếng dân tộc….
Hiện nay, Đảng
và Nhà nước Việt Nam đang tiếp tục thực hiện đường lối đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”, đưa đất nước vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong
Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030, Đảng ta chỉ rõ: “Phát
huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực
quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người
Việt Nam là nền tảng sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”.
Như vậy, đường
lối, chính sách và thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam
đã thể hiện nhất quán quan điểm coi trọng và phát huy nhân tố con người, thể hiện
bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà đất nước đang xây dựng. Những
thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đạt được là bằng chứng không
thể phủ nhận cho những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm thực thi quyền
con người./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét