Quán triệt quan điểm của chủ
nghĩa Mác về công bằng xã hội và vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở
Việt Nam hiện nay sẽ trang bị chúng ta một niềm tin về mặt lý luận, rằng trong
lịch sử có nhiều quan niệm khác nhau về công bằng xã hội được bàn đến dưới nhiều
dạng khác nhau và nhiều góc độ khác nhau. Song, chỉ đến chủ nghĩa Mác, quan niệm
về công bằng xã hội mới thật sự có ý nghĩa đối với việc giải phóng con người
thoát khỏi chế độ xã hội áp bức và bất công. Như vậy, việc tìm hiểu quan niệm của
chủ nghĩa Mác về công bằng xã hội, chỉ ra thực chất của công bằng xã hội trong
CNTB, là cơ sở qua đó có sự tham chiếu để thấy được giá trị đích thực của công
bằng xã hội trong CNXH là cấp thiết hiện nay.
Như các nhà kinh điển mácxít đã
chỉ ra, để xây dựng được một xã hội công bằng thực sự trong CNXH trước hết phải
xóa bỏ được sự bất bình đẳng về những điều kiện ban đầu, nghĩa là mọi người đều
được hoàn toàn bình đẳng trong quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; sản phẩm
được làm ra nhiều hay ít, với chất lượng cao hay thấp đều tùy thuộc vào số lượng
và chất lượng của lao động; trong nguyên tắc phân phối không có một sự phân biệt
giai cấp nào cả, vì bất cứ người nào cũng chỉ là một người lao động như người
khác.
Do đó, giờ đây phân phối theo
lao động trong CNXH đã thật sự là nguyên tắc phân phối công bằng. Bởi vậy, sẽ
là sai lầm nếu cho rằng chỉ khi kinh tế phát triển mới thực hiện được công bằng.
Công bằng thật sự phải được thực hiện ngay từ việc bảo đảm địa vị bình đẳng giữa
những con người trong một xã hội dù ở điều kiện nào.
Điều quan trọng để bảo đảm công
bằng xã hội trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay không phải chỉ
xét trong phạm vi thực hiện xoay quanh quan hệ phân phối. Nói rộng ra, với mục
tiêu xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam, đưa Việt Nam sớm trở thành một nước
XHCN “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, luôn đòi hỏi Việt Nam
phải sáng suốt trong việc nhận định về bối cảnh thế giới ở mỗi chặng đường cách
mạng. Ngày nay, mặc dù trong bối cảnh thế giới mà CNTB đang chiếm ưu thế của
nó, song “Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản
không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn
gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn
giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết
kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không
ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp
lý”. Đó là điều đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo trước mọi quan điểm của các thế
lực thù địch đang tìm mọi cách đánh lạc hướng, để chúng ta xa rời quan điểm của
chủ nghĩa Mác. Trong đó, có quan điểm về công bằng xã hội.
Khi đánh giá về bối cảnh quốc tế,
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã nhận định một cách chính xác rằng: “Hiện
tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế
độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư
bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản
xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết
được mà ngày càng trở nên sâu sắc”.
Đứng trước bối cảnh thế giới đó,
Đảng ta cũng đã kịp thời đưa ra quan điểm mang tính chỉ đạo: “Tích cực tham gia
giải quyết các vấn đề toàn cầu... góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế
quốc tế dân chủ, công bằng”(17); “chống lại những áp đặt phi lý của các cường
quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia”.
Bối cảnh quốc tế đó và hiện nay,
đang tác động sâu sắc tới bất cứ một quốc gia nào và Việt Nam không nằm ngoại lệ.
Đến nay, “Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 -
2009, chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt
đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và
tác động đến hầu hết các nước trên thế giới”. Cũng từ khủng hoảng tài chính, đã
lan sang khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội và trật tự thế giới.
Đi sâu phân tích cuộc khủng hoảng
kinh tế theo quan điểm của chủ nghĩa Mác luôn cho thấy về một CNTB mà đến nay vẫn
tiếp tục làm trầm trọng về sự bất bình đẳng tới mức cực đoan của nó về sự chiếm
hữu của cải, về sự mục ruỗng ăn bám của tư bản tài chính ngày càng được số hóa,
với lạm phát không thể khống chế của nó dẫn tới thâm hụt tài chính, khủng hoảng
sinh thái về chi phí môi trường, gây xói mòn lợi nhuận, sự thao túng chính trị
dân chủ của tư bản độc quyền, sự can thiệp quân sự của các nước phát triển với
các nước đang phát triển v.v.. Đó là toàn bộ hiện trạng đang khiến CNTB một lần
nữa rơi vào một cuộc khủng hoảng chế độ và khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng.
Trong điều kiện như vậy, thì cái
gọi là công bằng xã hội trong CNTB mới thật sự là điều ảo tưởng, huống hồ lại
muốn lấy đó làm tiêu chí áp đặt cho giá trị phát triển chung của nhân loại.
Trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở
Việt Nam, công bằng không chỉ là một thành tố trong mục tiêu chung để xây dựng
một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, mà công
bằng xã hội mà chúng ta đang thực hiện cũng chính là sự hiện thực hóa “khát vọng
phát triển đất nước”. Nói cách khác, khát vọng phát triển đất nước đang được hiện
thực hóa ở thực hiện công bằng xã hội chính là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự
phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị, giữ vững độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ vững chắc những thành quả
của sự nghiệp xây dựng CNXH.
NCB H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét