Cuộc
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ nhằm làm trong sạch đội
ngũ, bảo vệ Đảng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự lành mạnh
trong quan hệ xã hội, mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội trên nhiều mặt.
Trên
phạm vi thế giới, tham nhũng, tiêu cực gây tác hại nghiêm trọng ở những nước
đang phát triển. Về mặt chính trị, tham nhũng làm mục ruỗng các thể chế. Về mặt
kinh tế, nó ăn bám nền kinh tế, gây ra những tổn thất to lớn nhưng khó xác định,
làm tăng tình trạng nợ nần và bần cùng của đất nước. Về mặt xã hội, tham nhũng
tập trung quyền lực và của cải vào tay những kẻ giàu có, có thế lực. Tham nhũng
gây ra nhiều chi phí tốn kém về kinh tế cho xã hội nói chung.
Ở
Việt Nam, tham nhũng, tiêu cực cho thấy sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo
đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, phá hoại việc thực hiện đường lối của Đảng
và làm giảm sút lòng tin của nhân dân. Tham nhũng và chi phí không chính thức
là những vấn đề cản trở tăng trưởng kinh tế, gây bất bình trong xã hội, làm ô
nhiễm môi trường kinh doanh và làm giảm quyết tâm của các nhà đầu tư khi bắt đầu
triển khai một ý tưởng.
Đảng
Cộng sản Việt Nam đã khẳng định đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực nhằm bảo vệ
Đảng, bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự lành mạnh trong
các quan hệ xã hội. Ngăn chặn mọi hành vi tham nhũng, tiêu cực là nhằm xây dựng
một Chính phủ hiệu lực, công bằng và hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế mạnh hơn và thực hiện các chức năng xã hội tốt hơn.
Văn
kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, phải bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu quả
của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: “Triển khai đồng bộ, có hiệu quả
quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả thu hồi
tài sản tham nhũng, bảo đảm đúng pháp luật. Thực hiện quyết liệt, nghiêm minh,
có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”. Định hướng này đã và đang được triển khai quyết liệt, mạnh mẽ
và đem lại kết quả thực tế với việc xử lý nghiêm những vụ việc bức xúc trong dư
luận, những vụ án gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước. Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng
đầu, đã chỉ đạo xử lý hàng loạt vụ án kinh tế, tham nhũng, buộc nhiều cán bộ
lãnh đạo, quản lý phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm.
Công
tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở cũng được đẩy mạnh, đạt
nhiều kết quả tích cực. Mặc dù mới được hình thành và đi vào hoạt động, nhưng
các ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh đã tích cực, chủ động
đưa gần 400 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vào theo dõi, chỉ đạo để tập
trung chỉ đạo xử lý.
Tình
trạng “trên nóng, dưới lạnh” đã giảm dần; trên làm nghiêm dưới cũng phải
nghiêm, không làm cũng không được. Cùng với đó, công tác thu hồi tài sản tham
nhũng có nhiều chuyển biến tích cực.
Các
tổ chức quốc tế đã ghi nhận sự tiến bộ rõ rệt trong phòng, chống tham nhũng ở
Việt Nam. Điều này cũng phản ánh quyết tâm phòng, chống tham nhũng mạnh mẽ của
Đảng, Nhà nước ta. Qua việc tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, môi
trường kinh doanh được cải thiện, nguy cơ “chảy máu” ngân sách đã được ngăn chặn
một phần.
Theo
một chiều khác, số tiền thất thoát được ngăn chặn và thu lại thông qua công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có thể được nhìn nhận như một nguồn lực tài
chính bổ sung cần thiết cho Chính phủ, dùng để nâng cao mức chi cho các khoản
phúc lợi xã hội và mức lương cho đội ngũ công chức. Tiền lương hợp lý vừa giảm
bớt nguy cơ tham nhũng vừa thu hút được nguồn nhân lực tốt để phục vụ cho khu vực
hành chính công.
Các
cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện
pháp phòng ngừa tham nhũng; chú trọng xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu
khi để xảy ra tham nhũng. Công tác phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp,
tổ chức khu vực ngoài nhà nước tiếp tục được quan tâm...
Điều
đó cho thấy cần phải tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật
nhằm tạo nên hàng rào pháp lý ngăn ngừa hiệu quả các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Những giấy phép có được qua con đường hối lộ phải bị vô hiệu hóa. Chúng ta cần
khuyến khích và có biện pháp bảo vệ người dân tố giác những đòi hỏi hối lộ và
tham nhũng tiềm ẩn... Có thể khẳng định chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả có
tác dụng thúc đẩy kinh tế-xã hội rõ rệt. Bởi đấu tranh quyết liệt chống tham
nhũng, tiêu cực sẽ bịt lại những lỗ hổng thất thoát của nền kinh tế chung đang
chảy vào những túi riêng.
Qua
đó, Nhà nước cũng tăng thêm được nguồn tài chính từ việc thu thuế không bị hà lạm
(đục khoét ngân khố qua thu thuế) và giảm bớt những thất thoát do kiểm soát tốt
những chi tiêu, nhất là chi tiêu cho việc xây dựng những công trình công cộng. Có
thể khẳng định chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả có tác dụng thúc đẩy kinh tế-xã
hội rõ rệt. Bởi đấu tranh quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực sẽ bịt lại những
lỗ hổng thất thoát của nền kinh tế chung đang chảy vào những túi riêng.
Các
nhà đầu tư mạnh dạn phát triển sản xuất, kinh doanh vì tin vào sự minh bạch của
hệ thống công quyền, không còn phải băn khoăn về các mánh lới “tạo quan hệ” để
có giấy phép và “nuôi” giấy phép… Những giá trị này không thể lượng hóa bằng những
con số. Cùng với đó là làm trong sạch đội ngũ cán bộ các cấp; tăng cường niềm
tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với Đảng trong quá trình lãnh đạo đổi mới
toàn diện đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét