Có thể nói,
chưa bao giờ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được tôn trọng và bảo
đảm như hiện nay. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo liên tục được công nhận tư cách
pháp nhân, số lượng không ngừng tăng lên, mức độ đa dạng tôn giáo ở Việt Nam xếp
hạng nhóm đầu thế giới. Quyền tự do tôn giáo được bảo đảm ngay cả đối với những
người bị giam giữ. Những người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập ở
Việt Nam cũng được thụ hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách đầy đủ
hơn so với trước. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được phép mở rộng quan hệ quốc
tế mà không có bất cứ trở ngại gì, những hoạt động tôn giáo tập trung đông người
được Nhà nước cho phép tổ chức, có những sự kiện lên tới vài chục nghìn người,
thậm chí hàng trăm nghìn người. Năm 2009, Nhà nước cho phép và hỗ trợ Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ XI tại
Thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 2.000 ni sư từ hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới tham dự sự kiện này. Năm 2011, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền
Bắc) và Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã đồng tổ chức lễ kỷ niệm 100
năm đạo Tin Lành có mặt tại Việt Nam. Buổi lễ được tổ chức tại Đà Nẵng thu hút
khoảng 20.000 người tham dự. Ngoài ra, buổi lễ cũng được tổ chức tại thành phố
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút hàng nghìn người tham dự. Năm 2012, tại
Tòa Giám mục Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, Hội nghị toàn thể Liên Hội đồng Giám mục
châu Á lần thứ X khai mạc, với hơn 200 giám mục trên khắp thế giới về dự. Năm
2017, nhân dịp kỷ niệm 500 năm Tin Lành cải cách, tại Hà Nội diễn ra sự kiện với
khoảng hơn 20.000 người tham gia tại sân vận động Quần Ngựa.
Các chức sắc,
chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo được phép tham gia vào Quốc hội, hội
đồng nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, được tham gia tư vấn, phản
biện các chính sách của Nhà nước nói chung và chính sách tôn giáo nói riêng. Việc
xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có sự tham gia, đóng góp tích cực của
tín đồ, chức sắc các tôn giáo. Việc in ấn, xuất bản kinh sách tôn giáo rất thuận
lợi, việc quy định tất cả kinh sách tôn giáo in tại Nhà xuất bản Tôn giáo để thống
nhất quản lý không hề gây ra trở ngại gì đối với việc in ấn tài liệu của các
tôn giáo. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu các tài liệu tôn giáo từ nước ngoài để phục
vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng cũng không gặp trở ngại gì.
Điều đáng nói
là, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
bảo đảm các tôn giáo được đối xử một cách bình đẳng và các tôn giáo ổn định,
đoàn kết trong một đất nước có sự đa dạng tôn giáo cao, bên cạnh đó còn có sự
đa dạng về tộc người với những truyền thống lịch sử và văn hóa khác biệt. Đây
phải được xem là một thành tựu quan trọng của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực tôn
giáo. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đưa ra quan điểm có tính chất đổi mới nhận
thức về tôn giáo và công tác tôn giáo “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức
tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”(4).
Không chỉ ban
hành chủ trương, chính sách quan tâm, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của mọi người dân, Đảng, Nhà nước ta còn chăm lo nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần và tâm tư, nguyện vọng của đồng bào theo đạo. Chính phủ thường xuyên
tổ chức gặp gỡ đại diện của tất cả các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận
để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của đại diện các tôn giáo.
Hiện nay, Việt
Nam có 16 tôn giáo và 43 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo) đã được công nhận
tư cách pháp nhân. So với trước năm 2004, con số này tăng thêm 10 tôn giáo. Đời
sống tôn giáo ở Việt Nam luôn ổn định, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được
bảo đảm và ngày càng mở rộng. Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền ngày càng
quan tâm, chăm lo đối với người dân theo đạo, điều này đã thể hiện rõ trong đời
sống tôn giáo của tín đồ và mọi hoạt động của các tôn giáo, tổ chức tôn giáo ở
Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét