Pages - Menu

Thứ Năm, 6 tháng 4, 2023

LỢI DỤNG QUỀN TỰ DO DÂN CHỦ ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẤT NƯỚC

 

          Thời gian qua, một số đối tượng cơ hội chính trị trong nước thường xuyên móc nối với các tổ chức phản động, chống phá ở nước ngoài, tìm kiếm sự can thiệp, tạo áp lực nhằm mục đích đòi xóa bỏ một số điều luật, trong đó có Ðiều 331 Bộ luật Hình sự về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

          Phản bác những luận điệu xuyên tạc hệ thống pháp luật Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, góp phần giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, bảo vệ ổn định chính trị-xã hội, xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh.

Trong tiến trình xây dựng nền văn minh, tất cả các quốc gia trên thế giới đều quản lý xã hội bằng công cụ pháp luật. Tùy theo tình hình, điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình để phù hợp với chuẩn mực chung của thế giới và thực tiễn đất nước.

          Tuy nhiên, thời gian qua nổi lên việc một số đối tượng cơ hội chính trị, phản động lưu vong, chống phá Nhà nước từ bên ngoài tìm cách cấu kết với các hội nhóm, cá nhân trong nước kêu gọi xóa bỏ một số điều luật vì mục đích chính trị, hòng gây bất ổn xã hội, chống phá chế độ.

          Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, các đối tượng nêu trên thường xuyên dùng thủ đoạn lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng để ra sức đả kích, xuyên tạc hoạt động của hệ thống chính trị mà trực tiếp nhất là nhắm vào các cơ quan tư pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam.

          Thời gian qua nổi lên việc một số đối tượng cơ hội chính trị, phản động lưu vong, chống phá Nhà nước từ bên ngoài tìm cách cấu kết với các hội nhóm, cá nhân trong nước kêu gọi xóa bỏ một số điều luật vì mục đích chính trị, hòng gây bất ổn xã hội, chống phá chế độ.

          Ðáng chú ý, Ðiều 331 Bộ luật Hình sự “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” hiện đang là mục tiêu hướng đến của các đối tượng chống phá. Lợi dụng những sự việc gây chú ý dư luận về phát ngôn, ứng xử, hoạt động xã hội của một số cá nhân, nghệ sĩ, người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, những sự việc liên quan đến một số cá nhân bị khởi tố và xử lý theo Ðiều 331 Bộ luật Hình sự Việt Nam như trường hợp Trương Châu Hữu Danh và các thành viên nhóm “Báo Sạch”; Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ðại Nam cùng một số cá nhân liên quan…, một số trang mạng phản động lập tức lớn tiếng rêu rao, xuyên tạc, đòi xóa bỏ Ðiều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).

          Cụ thể là sau khi phiên tòa xét xử bị cáo Trương Châu Hữu Danh và đồng phạm là thành viên nhóm “Báo Sạch” kết thúc, một tờ báo tiếng Việt ở hải ngoại lập tức đăng tải bài viết: “Vụ xử “Báo Sạch”: Việt Nam đừng nên coi truyền thông là kẻ thù”. Bài báo đã dẫn lời một cá nhân của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) để quy kết Việt Nam ngăn cản “tự do ngôn luận”, từ đó đòi có một sự cải cách trong thực thi quyền công dân.

Hay liên quan đến vụ việc Nguyễn Phương Hằng cùng một số đối tượng tổ chức nhiều buổi livestream với nội dung thông tin không kiểm chứng, xâm phạm đời tư của người khác đã bị cơ quan chức năng tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, một số tổ chức, hội nhóm phản động đã đưa ra nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, kích động, vu khống các lực lượng chức năng.

          Ðiển hình như trên facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân cho rằng: “Công an sử dụng Ðiều 331 để khởi tố bà Hằng là sai trái”. Còn trang RFA đã phỏng vấn một số cá nhân tự phong là “nhà dân chủ”, thiếu thiện chí với Việt Nam, đã chỉ trích Nhà nước, chính quyền, và cho rằng việc bắt Nguyễn Phương Hằng theo Ðiều 331 là “không hợp lý”.

          Các đối tượng không ngừng rêu rao luận điệu nhằm xuyên tạc Ðiều 331 Bộ luật Hình sự là “phục vụ thủ đoạn của chính quyền cộng sản. Các cơ quan chức năng thực hiện theo Ðiều 331 Bộ luật Hình sự là vi phạm quyền tự do dân chủ, nhân quyền”. Từ đó quy kết: “Ở Việt Nam, pháp luật không hề tồn tại, quyền dân chủ ở Việt Nam bị bóp nghẹt”; đồng thời kêu gọi đòi xóa bỏ điều luật này với lập luận rằng “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ – một điều luật hoàn toàn thừa thãi”, “đây là điều luật mơ hồ”, “được tạo ra để chụp mũ lên bất kỳ đối tượng nào mà Việt Nam muốn trừng trị”, “cần xóa bỏ điều luật này khỏi Bộ luật Hình sự”,…

          Một thủ đoạn quen thuộc được các đối tượng chống phá tiếp tục sử dụng đó là “tôn vinh” những đối tượng vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật bằng những cái tên mỹ miều như “nhà dân chủ”, “nhà phản biện”, “luật sư nhân quyền”, để rồi lớn tiếng cho rằng việc bắt giam những người này là “vi phạm dân chủ, nhân quyền”.

          Có thể nhận thấy mục đích mà các đối tượng kêu gọi xóa bỏ Ðiều 331 Bộ luật Hình sự là nhằm đưa các đối tượng chống phá ra ngoài vòng pháp luật; xuyên tạc hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng để hạ bệ, bôi nhọ hệ thống pháp luật Việt Nam, chính quyền các cấp, hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với cơ quan công quyền, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng, vai trò quản lý của Nhà nước.

          Cần khẳng định rằng pháp luật Việt Nam được xây dựng phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế và yêu cầu thực tiễn nhằm bảo đảm cho sự phát triển tự do, toàn diện của nhân dân, góp phần xây dựng và duy trì xã hội trong vòng trật tự, ổn định, ngăn chặn các tổ chức và cá nhân lợi dụng quyền tự do, dân chủ để xâm phạm quyền con người.

Liên quan đến quyền tự do dân chủ, một căn cứ quan trọng để soi chiếu đó là Khoản 2 Ðiều 29 Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế năm 1948: “Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn”.

          Cần khẳng định rằng pháp luật Việt Nam được xây dựng phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế và yêu cầu thực tiễn nhằm bảo đảm cho sự phát triển tự do, toàn diện của nhân dân, góp phần xây dựng và duy trì xã hội trong vòng trật tự, ổn định, ngăn chặn các tổ chức và cá nhân lợi dụng quyền tự do, dân chủ để xâm phạm quyền con người.

Nhiều quốc gia trên thế giới cũng có những quy định rõ ràng về việc thực hành dân chủ cũng như bảo đảm quyền tự do ngôn luận. Cụ thể, Hiến pháp Ðức quy định “Ai lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là tự do báo chí, tự do tuyên truyền… làm công cụ chống lại trật tự của xã hội tự do dân chủ sẽ bị tước bỏ quyền công dân”…

Ở Việt Nam, Nhà nước luôn đặt quyền tự do dân chủ của công dân lên hàng đầu, sự tôn trọng và đảm bảo được quy định rõ trong Hiến pháp và các quy định của pháp luật.

          Ðiều 15, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.

          Trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Ðiều 331 quy định về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” là sự cụ thể hóa Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân; giúp điều chỉnh, ngăn chặn, có chế tài đối với các hành vi vi phạm, lệch chuẩn trong các quan hệ xã hội, ngăn ngừa những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

          Thực tế chứng minh, công dân Việt Nam có đầy đủ các quyền như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do lập hội, quyền khiếu nại, tố cáo… và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền đó. Việc mỗi tổ chức và cá nhân thông qua nhiều hình thức đa dạng để bày tỏ ý kiến cá nhân, nổi lên thời gian qua là việc thiết lập và sử dụng tài khoản mạng xã hội như là xu thế tất yếu trong bối cảnh của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ 4.0 hiện nay.

          Ở Việt Nam, Nhà nước luôn đặt quyền tự do dân chủ của công dân lên hàng đầu, sự tôn trọng và đảm bảo được quy định rõ trong Hiến pháp và các quy định của pháp luật.

Pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ những tư tưởng, ý chí, nguyện vọng của mỗi tổ chức và cá nhân khi đưa lên công khai trên phương tiện truyền thông, trên mạng xã hội nếu phù hợp với tinh thần xây dựng và thượng tôn pháp luật, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa của dân tộc. Ðồng thời, nếu những tổ chức và cá nhân sử dụng mạng xã hội với mục đích xấu, động cơ không trong sáng, núp dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự do dân chủ mà thực chất là có những hành vi chà đạp lên quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân khác, xâm phạm đến Nhà nước thì đều phải chịu các chế tài xử phạt tương ứng.

          Ðiều này thể hiện rõ tính nghiêm minh của pháp luật, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi vi phạm pháp luật, răn đe, trừng phạt thích đáng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn mang tính nhân văn, nhân đạo tạo cơ hội cho người mắc sai lầm, vi phạm có cơ hội cải tạo trở thành công dân có ích cho xã hội.

          Trong bối cảnh hiện nay, một số người do thiếu thông tin, thiếu trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng đã cố tình bất hợp tác, lợi dụng quyền tự do, dân chủ để làm tổn hại đến lợi ích của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác. Nguy hiểm hơn, một số đối tượng, phần tử cơ hội, phản động thường xuyên sử dụng chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền để chống phá Ðảng, Nhà nước và chế độ ta.

          Ðể đảm bảo một xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh với những hành vi nêu trên nhất thiết phải chịu những chế tài xử lý nghiêm khắc. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền kiến thức pháp luật và nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật trong cộng đồng cũng cần được quan tâm. Bởi đó là cách thức bền vững và hữu hiệu để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội cho mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng, cũng như góp phần tăng cường ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét