Trong lịch sử
chứng minh, bất chấp các đợt sóng công kích, chống phá chủ nghĩa Mác – Lênin của
mọi loại “kẻ thù lớn nhỏ”, nhưng kỳ lạ thay, sau mỗi lần như thế, bản chất khoa
học, cách mạng, tiếng vang và tầm ảnh hưởng của học thuyết này không những được
tái khẳng định, mà còn được lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng hơn với tinh thần mới, sức
sống mới.
Ở nước ta, với âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa
bình” chủ yếu nhằm hạ thấp uy tín, vị thế, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước và xã hội, trực diện là xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng,
bôi đen, hạ thấp vai trò, tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh với nhiều kịch bản nham hiểm nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ Đảng, Nhà nước; chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước, Quốc hội với
Quân đội, Công an và Nhân dân với nội dung, hình thức mới khiến chúng ta không
thể xem thường.
Đối tượng mà
các thế lực thù địch tập trung chống phá là khá toàn diện; trong đó đội ngũ trí
thức được họ đặc biệt quan tâm với tham vọng: lực lượng này sẽ tạo ra sự “khô đảng,
nhạt đoàn, thờ ơ chính trị” trên diện rộng để từng bước làm phai nhạt hệ tư tưởng
vô sản; tạo ra sự đứt gãy từ những tác động, ảnh hưởng của Đảng đối với thế hệ
trẻ và nhân dân, từ đó dễ bề ngăn chặn sự lan tỏa, tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong xã hội, thể hiện ưu thế của CNTB, cũng như văn hóa phương Tây
tràn vào Việt Nam, dần dần chiếm địa vị thống trị đời sống tinh thần xã hội Việt
Nam.
Các thế lực
thù địch đã và đang triệt để khai thác mạng xã hội và áp dụng các chiêu trò cũ,
thủ đoạn mới rất thâm độc là – lấy kết quả, kinh nghiệm đúc rút từ đánh sập
CNXH ở Liên Xô và Đông Âu từ những năm 90 của thế kỷ XX để áp dụng vào Việt
Nam; ra sức gây sự hỗn loạn về tư tưởng; đặc biệt là sự thờ ơ chính trị cộng sản,
tẩy chay, phản kích chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngay trong nội
bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; những người đã từng có vị thế, vai trò
chủ chốt trong hệ thống chính trị. Trong đó, đối tượng họ đặc biệt quan tâm lôi
kéo, mua chuộc là một số cán bộ hưu trí và doanh nhân bất mãn, bất đồng quan điểm
chính trị, đối lập về hệ tư tưởng với Đảng; có thái độ “phủ nhận sạch trơn”
thành quả của chế độ XHCN khi quyền lực chính trị và lợi ích kinh tế của họ bị
xung đột.
Cùng với đó,
họ “bơm tin giả”, “mớm mồi”, “xúi giục” những người này phát ngôn lệch chuẩn,
tán phát các tin, bài, video clip có nội dung sai trái, gây nhiễu loạn đời sống
văn hóa, tinh thần xã hội cốt để bôi đen chế độ XHCN. Đó là cách hành xử mà họ
muốn tạo ra, ở một chừng mực nhất định, họ đã đạt được một số kết quả, rõ nhất
là tạo ra hiện tượng phân rã về mặt tổ chức, sự phân hóa đối tượng cán bộ, đảng
viên ở một số cơ quan, đơn vị “chậm tiến”, “không hoàn thành tốt nhiệm vụ”; làm
mất đi tính chất thiêng liêng, cao quý của danh hiệu đảng viên, nhất là những
người có uy tín trong tổ chức đảng, đã gục ngã bởi “viên đạn bọc đường của thời
cơ chế thị trường” và chủ nghĩa cá nhân. Những người này đã “tự thú sai lầm” về
việc cả đời tin tưởng và đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
tin vào đường lối đổi mới của Đảng.
Trong số cán
bộ vi phạm kỷ luật có người đã từng giữ chức vụ cao cấp trong bộ máy của Đảng,
Nhà nước ta; thậm chí có người là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, đã từng làm công
tác tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thủ đoạn xuyên tạc
của các thế lực thù địch là tinh vi, thâm độc và nguy hiểm vì họ biết lợi dụng
tình thế, đánh vào sự tự tôn, tự trọng, tự cao, tự ái của những người đã từng
có chức, có quyền khi mất chức; sử dụng uy tín của những người có danh tiếng đã
“thất sủng” để gây ảnh hưởng tiêu cực trong nhân dân; tạo ra thái độ, hành vi
“chán ngán” chính quyền, chế độ; đã phát ngôn thiếu ý thức xây dựng, nhất là sự
bày tỏ quan điểm không hài lòng về các sự việc liên quan trực tiếp đến lợi ích
của mình.
Từ đó, họ quy
kết mọi sai lầm của Đảng, Nhà nước về một khuyết điểm chung, lớn nhất là do Đảng
lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho mọi hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Các phát ngôn và hành vi
thiếu chuẩn mực cũng từ đây mà “tuôn ra”; thậm chí vi phạm kỷ luật của Đảng,
pháp luật của Nhà nước cũng do coi thường chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; đường lối đổi mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đây là mảnh đất
mầu mỡ để “nảy chồi tư tưởng dân chủ”, phục hưng “cuộc cách mạng nhân dân” mà
điểm mấu chốt là làm rối loạn nhận thức, gây ra các “cuộc đấu khẩu”, “đấu lý”
trên mặt trận chính trị tư tưởng nguy hiểm, nhất là trên mạng xã hội. Họ đã bám
vào sự việc có thật là sụp đổ của chế độ XHCN theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và
các nước Đông Âu, để tấn công Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Hơn thế, biết cách lựa
chọn những vấn đề nóng, được xã hội đặc biệt quan tâm để tập trung chống phá;
huy động, tập hợp các đối tượng bất mãn, hướng trọng tâm, trọng điểm vào chống
phá nền tảng tư tưởng của Đảng, “xoáy” vai trò lãnh đạo của Đảng; con đường đi
lên CNXH ở nước ta, nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Luận điểm nổi
nhất mà họ tập trung xuyên tạc là: “Chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết ngoại
lai”, “ra đời ở châu Âu; mà châu Âu lại không phải là Việt Nam nên nó xa lạ với
Việt Nam”, v.v.. Từ đó, họ kích động các phần tử bất mãn “quay lưng”, chống phá
Đảng ta. Hơn thế, họ còn cổ suý cho việc nhận thức lại sự khác biệt, tính chất
xa vời của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam để “tẩy
chay chủ nghĩa Mác – Lênin”, “chỉ nên giữ lại tư tưởng Hồ Chí Minh” nhưng thực
chất là phủ nhận cả hai.
Tư tưởng độc
hại này đã và đang được tán phát trên không gian mạng, tạo ra luồng dư luận
tiêu cực, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và làm tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, khi sự “bán tín bán nghi” tồn tại trong đầu
óc một số người dân là rất nguy hiểm và chính nó đang tạo ra nguy cơ trực tiếp
hủy hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta; để lại khoảng trống và các khe hở trong
công tác tư tưởng, làm cho các thế lực thù địch dễ dàng lợi dụng, phản kích chủ
nghĩa Mác – Lênin mà không tốn nhiều công sức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét