Về bản chất, sở hữu toàn dân về đất đai không phải là nguồn gốc của nạn tham nhũng, tiêu cực và thực tế phức tạp hiện nay về đất đai. Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết bắt nguồn không phải từ bản chất vốn có của sở hữu toàn dân về đất đai, mà bắt nguồn từ sự yếu kém kéo dài trong việc không hiện thực hóa thiết chế thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; bắt nguồn từ hệ lụy yếu kém trong quản lý đất đai.
Luật
Đất đai năm 2013 và phương thức Nhà nước thực hiện luật nói trên có nhiều điểm
chưa hợp lý cần phải khắc phục. Vấn đề gây bức xúc nhất hiện nay ở nước ta là ở
chất lượng, thái độ thực thi Luật Đất đai của cơ quan và công chức nhà nước
chưa tốt, tồn tại quá nhiều trường hợp lạm dụng quyền lực công phục vụ cho mục
tiêu riêng của cá nhân, của gia đình, của nhóm lợi ích. Một số trường hợp cơ
quan nhà nước thu hồi đất của dân không đúng quy định của pháp luật. Sự giàu có
bất thường của không ít đại gia kinh doanh bất động sản ở nước ta thời gian qua
có tác động từ mức chênh lệch giá quá lớn trong các dự án chuyển đổi đất nông
nghiệp thành đất đô thị và giá đất đền bù cho người có quyền sử dụng đất hợp
pháp. Tình trạng quy hoạch bị điều chỉnh tùy tiện, quy hoạch treo, tình trạng đất
thu hồi bị bỏ hoang còn người mất đất lâm vào tình trạng thất nghiệp, khó
khăn... cho thấy quản lý của Nhà nước chưa tương xứng với yêu cầu cần phải có
trong chế độ sở hữu toàn dân.
Những
vấn đề này không thể giải quyết bằng cách chuyển toàn bộ quyền quản lý đó cho
khu vực tư nhân thông qua tư hữu hóa hoặc đa dạng hóa sở hữu đất đai. Vì làm
như vậy thì chỉ khiến tình hình thêm phức tạp, những rủi ro khó lường hết hậu
quả. Ngược lại, chỉ có thể giải quyết tốt các vấn đề này bằng việc đẩy mạnh cải
cách trong các cơ quan nhà nước, minh bạch hóa, công khai hóa cơ chế quản lý, sử
dụng đất đai; siết chặt kỷ luật và trách nhiệm giải trình của công chức và chuyển
giao cho người dân những quyền mà người sử dụng đất thực thi có lợi hơn cơ quan
nhà nước.
Để
hạn chế tình trạng thu hồi đất một cách tùy tiện ảnh hưởng tới lợi ích của người
sử dụng đất, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16-6-2022 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XIII đã định hướng quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm
vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát
triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa
thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để
thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại.
Đồng
thời, có lẽ cần nghiên cứu phân chia địa tô chênh lệch giữa xã hội (mà Nhà nước
là đại diện), người có đất bị thu hồi và người nhận đất sử dụng cho mục đích mới
trong giá đất thu hồi. Nhà nước cũng phải nâng cao năng lực sử dụng quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất với tư cách công cụ quản lý vì lợi ích quốc gia. Thực hiện
được tốt những định hướng trên sẽ hạn chế được tác động tiêu cực của các nhóm lợi
ích vào lĩnh vực đất đai.
Sở
hữu toàn dân về đất đai tạo điều kiện để Nhà nước XHCN bảo vệ lợi ích của người
dân tốt nhất. Những sai lầm và thiếu sót của cơ quan nhà nước thời gian qua
trong lĩnh vực đất đai không phải là bản chất của Nhà nước XHCN và có thể sửa
chữa được. Vì thế, cần tỉnh táo nhận thức rõ mưu đồ của kẻ xấu xuyên tạc chính
sách đất đai của Đảng, Nhà nước ta hòng kích động, gây bất ổn môi trường CT-XH
của nước ta. Từ đó, các cơ quan, bộ, ngành, đơn vị, địa phương cần vận động
nhân dân tích cực đóng góp ý kiến chất lượng, hiệu quả cho dự thảo Luật Đất đai
(sửa đổi), kịp thời nhận diện, đấu tranh với các luồng ý kiến sai trái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét