Coi
trọng nêu gương cán bộ, “ lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, chính là phát hiện nhân tố
mới, điển hình tốt, gương người tốt, việc tốt nhằm lan toả giá trị Chân, Thiện,
Mỹ trong xã hội.
Từ trước đến
nay, nêu gương là một phương pháp lãnh đạo của bất cứ chính khách nào, trong bất
cứ thể chế chính trị nào. Người lãnh đạo trong thể chế cộng sản càng cần phải
nêu gương. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của sự nêu gương, ngay từ bữa
cơm, manh áo, sinh hoạt hàng ngày của Người. Với ý nghĩa quan trọng của nêu
gương nên, ngày 25/10/2018, Bộ Chính trị mới ban hành Quyết định số 08-QĐi/TW về
trách nhiệm nêu gương với tinh thần “Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao
càng phải gương mẫu nêu gương”.
Gương tốt với
thông điệp Chân - Thiện - Mỹ luôn có giá trị lan tỏa. Chính vì thế, lúc sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh ngoài việc đề cao sự nêu gương của cán bộ, Người rất coi
trọng việc tổ chức phong trào thi đua yêu nước, phát hiện điển hình và nhân điển
hình. Tất nhiên, điển hình có sức thuyết phục chứ không phải “chạy điển hình”,
“mua điển hình” vì “chủ nghĩa thành tích”.
Kinh tế thị
trường, ngoài giá trị của một thể chế kinh tế của loài người; bản thân nó sinh
ra các mặt tiêu cực; đó là chủ nghĩa cá nhân, vun vén, vụ lợi...chạy theo các
giá trị vật chất. Trong nội bộ nhiều biến thái, ngoài xã hội nhiều thang giá trị
bị thay đổi, văn hóa, đạo đức đi xuống đáng lo ngại.
Tuy nhiên,
cái tốt không phải bị mất đi. Sự chuyển động của xã hội theo quy luật bao giờ
cũng kéo theo cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Người lạc quan không có nghĩa là nhìn ra
cuộc sống màu hồng. Có điều, cái tốt phải biết nhìn mới thấy. Bởi lòng thiện của
con người đâu phải lúc nào cũng phô bày ra được như cái xấu xa không thể che đậy.
Biết tiếp nhận
sự tốt đẹp bằng chính cái biết nhìn của mỗi người, của tổ chức, đơn vị, báo
chí. Hơn bao giờ hết, hiện nay rất cần khơi gợi, nhìn nhận để viết để tôn lên vẻ
đẹp của lòng tốt con người. Cái tốt phải được phát hiện, viết lên, nhân lên để
thấy, để còn lòng tin vào xã hội, con người./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét