Trên cơ sở quan điểm cơ bản về quốc phòng, an ninh đã được khẳng định tại Đại hội XII, trong đó coi tăng cường quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ “trọng yếu, thường xuyên”, mục tiêu đặt ra cho công tác quốc phòng và an ninh của đất nước là: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, Báo cáo chính trị Đại hội XIII đã cụ thể hóa hơn một bước, nhấn mạnh yêu cầu về “Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương”[1].
Đồng
thời các văn kiện Đại hội XIII cũng nhấn mạnh một số khía cạnh cụ thể trong phương
hướng về quốc phòng, an ninh. Đó là: “Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh,
xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất
là những yếu tố, nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu
và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”[2].
Việc nhấn mạnh yêu cầu giữ vững an ninh quốc gia nói chung và an ninh, trật tự trên
một số lĩnh vực cụ thể là kết quả nhận thức mới của Đảng, xuất phát từ những diễn
biến phức tạp của tình hình an ninh thế giới vừa qua, từ những nghiên cứu dự báo
về các yếu tố có thể tác động đến tình hình an ninh của nước ta trong thời gian
tới, nhất là những vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh trên Biển Đông và an
ninh tư tưởng trong đời sống xã hội.
LXZ-68
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét