Sự hình thành và phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của toàn thể dân tộc, trở thành ngọn cờ tập hợp, kết nối quần chúng nhân dân thành một khối thống nhất đấu tranh vì lợi ích chung. Có thể nói, hiếm có một dân tộc nào trên thế giới phải chịu nhiều khổ đau nhưng cũng rất kiên cường như dân tộc Việt Nam. Ước mơ được sống trong một xã hội tốt đẹp, trong đó không còn áp bức, bất công, các giá trị của con người được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế... đó là khát vọng cháy bỏng và hoàn toàn chính đáng của những thế hệ người Việt Nam.
Những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ XX, Việt Nam vẫn
còn là một nước thuộc địa nửa phong kiến, nằm dưới sự “bảo hộ” của thực dân
Pháp. Sống trong tình cảnh “một cổ hai tròng”, nhân dân Việt Nam đã bị áp bức nặng
nề về chính trị và kinh tế. Về mặt chính trị, bị bóc lột thậm tệ; về mặt kinh tế,
chịu vô vàn đau đớn cả về mặt tinh thần lẫn thể xác. Do vậy, nhân dân Việt Nam
luôn mơ ước được sống một cuộc sống tốt đẹp hơn, không có áp bức, bốc lột, bất
công. Ở khắp mọi nơi, từ Bắc, Trung, Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, những
người dân nghèo đã vùng dậy và tập hợp dưới ngọn cờ của những nhà nho, những sĩ
phu yêu nước để đấu tranh thực hiện mơ ước ấy. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân
khác nhau, trong đó chủ yếu là do thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và phương
thức tổ chức lực lượng không chặt chẽ, những cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu
nước đều bị dìm trong biển máu.
Với lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến, với những
kinh nghiệm thực tiễn phong phú được đúc kết trong suốt 30 năm bôn ba tìm đường
cứu nước và đặc biệt, được soi rọi bởi ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và
Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người sau này được Tổ
chức văn hoá và phát triển (UNESCO) của Liên hợp quốc tôn vinh là danh
nhân văn hoá thế giới, anh hùng giải phong dân tộc, đã tìm ra con đường đúng đắn
cho cách mạng Việt Nam: con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định rằng,
muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường
cách mạng vô sản, con đường Cách mạng Tháng Mười. Từ sự nhận thức đúng đắn và
khoa học về sự vận động, phát triển tất yếu của lịch sử, Hồ Chí Minh đã nỗ lực
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam, hướng cách mạng
Việt Nam vượt qua ý thức hệ phong kiến và tư sản, vận động và phát triển theo
quỹ đạo của cách mạng xã hội chủ nghĩa; Người đã ươm trồng trong lòng những người
dân lao động bị áp bức, bóc lột nặng nề dưới chế độ cũ niềm tin sâu sắc và mãnh
liệt vào lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa cộng sản với những giá trị đích thực:
dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, không có áp bức, bóc lột...
Sinh thời, Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng, chỉ có chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập
cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho
tất cả mọi người, cho các dân tộc và toàn thể loài người trên trái đất; rằng,
chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể xoá bỏ vĩnh viễn ách
áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, thực hiện được sự giải phóng hoàn toàn và
triệt để cho quần chúng cần lao, tiến tới tự do, dân chủ, công bằng và bình đẳng
cho con người và nhân loại. Chủ nghĩa xã hội là một xã hội văn hoá cao, tiến bộ
và văn minh, ở đó, không còn áp bức, bất công; có nền kinh tế, chính trị, văn
hoá - xã hội phát triển theo hướng nhân văn; con người thực sự được tự do và có
cơ hội phát triển các giá trị người. Theo Hồ Chí Minh, “xã hội ngày càng tiến,
vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”. Cụ
thể hơn, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là “... mọi người được ăn no, mặc ấm,
sung sướng, tự do”, chủ nghĩa xã hội là ai cũng được “... hạnh phúc và học hành
tiến bộ”. Tựu trung lại, “chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”.
Lý tưởng xã hội chủ nghĩa ấy được hình thành dựa trên một cơ sở khoa học vững
chắc, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động Việt Nam. Vì thế,
nó đã trở thành chất keo gắn kết toàn dân, trước hết là những giai cấp cần lao
thành một khối thống nhất và đã trở thành ngọn cờ quy tụ nhân dân thành một khối
đoàn kết xung quanh Đảng.
Lịch sử luôn có những bước vận động thăng trầm và
quanh co, con đường cách mạng không phải là con đường thẳng tắp và rắc đầy hoa.
Đó là quy luật tất yếu của sự phát triển xã hội. Song, trong mọi hoàn cảnh, bất
kể lúc đang còn phải hoạt động bí mật hay khi đã trở thành một đảng cầm quyền,
bất kể khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ hay lúc đất
nước còn đang gặp vô vàn khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên trì lý tưởng
xã hội chủ nghĩa, tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhân dân tích cực đấu tranh thực
hiện lý tưởng đó. Thực tế lịch sử đã chứng minh con đường của cách mạng Việt
Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo
của Đảng trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid - 19 một lần nữa đã minh
chứng cho tính ưu việt của chế độ và sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,
Đảng ta đã chỉ rõ: “Với hướng đi đúng đắn, hợp quy luật; ý Đảng hợp với lòng
Dân; phát huy sức mạnh khôi đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng vươn lên mãnh
liệt và ý chí, quyết tâm chính trị cao, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nhất
định sẽ lập nên những kỳ tích phát triển mới, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện
thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân
tộc”. Có thể khẳng định rằng, trong suốt chặng đường lịch sử hơn 90 năm qua, những
người cộng sản và toàn thể nhân dân Việt Nam qua các thế hệ luôn trung thành với
lý tưởng xã hội chủ nghĩa đầy tính nhân văn và phấn đấu không mệt mỏi để
hiện thực hoá lý tưởng cao cả ấy.
HDH-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét