Xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, quan trọng hàng đầu của
cách mạng Việt Nam, được thể hiện nhất quán trong các văn kiện của Đảng. Xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong các mối quan hệ
lớn phản ánh quy luật phát triển, đổi mới. Tư tưởng chỉ đạo này được thể hiện rõ
nét trong quan điểm phát triển nhanh, bền vững nêu trong Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011-2020 và trong Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Những
năm gần đây, tình hình thế giới, khu vực diễn biến rất phức tạp. Hòa bình, hợp tác,
phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng gặp nhiều thách thức, trở ngại; chạy đua vũ
trang, xung đột cục bộ, tranh chấp quyền, quyền chủ quyền lãnh thổ, trong đó nổi
lên là tranh chấp chủ quyền biển, đảo mà Biển Đông là một điểm nóng, có chiều hướng
gia tăng. Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động tăng cường các hoạt
động chống phá. Từ thực tiễn hiện nay và dự báo tình hình sắp tới, Đại hội XIII
tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài: kiên định, kiên quyết, kiên
trì bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ gắn với giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Quán triệt tinh thần đó, Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021- 2030 trình bày một quan điểm riêng
về phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia nhằm thực hiện thành công Chiến lược bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới:
“Chủ
động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, nâng cao
hiệu quả hoạt động đối ngoại; giữ vững an ninh chính trị; bảo đảm trật tự, an toàn
xã hội. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên,
hạnh phúc của nhân dân”[1].
LXZ-68
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét