Pages - Menu

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2023

SỰ HOANG MANG, LO SỢ CỦA ĐÀO TĂNG DỰC

 

Đào Tăng Dực, kẻ lưu vong bán nước cầu vinh, luôn tự xưng là “nhân sĩ, trí thức yêu nước”. Với bản chất của kẻ phản động, Y đã điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước. Mới đây, trên trang “Baotiengdan”, Đào Tăng Dực lại đăng bài viết với tựa đề: “Nhận xét tổng quan về tiến trình dân chủ hóa đất nước từ hải ngoại”. Thông qua việc chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến sự “đình động và suy thoái” của tổ chức và cộng đồng người Việt ở hải ngoại, y muốn kêu gọi, lôi kéo các tổ chức này tiếp tục thực hiện mục tiêu “chuyển hóa dân chủ” đối với Việt Nam.

1. Đào Tăng Dực cho rằng, sự “đình động và suy thoái” của tổ chức và cộng đồng người Việt ở hải ngoại là do “Chính sách cấm nhập cảnh Việt Nam của Cộng sản Việt Nam hoặc đàn áp thân nhân tại quốc nội”.

Trước hết, chúng ta khẳng định, Đào Tăng Dực đã nhận thức sai lệch, vu khống đường lối, quan điểm của Đảng ta về chính sách xuất, nhập cảnh đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài. Bởi lẽ, những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là nguồn lực quan trọng của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khoảng 5,3 triệu người, ở trên 130 nước và vùng lãnh thổ có cuộc sống ngày càng ổn định, hòa nhập và phát triển, gắn bó với quê hương và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại nhập cảnh về quê hương, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều Nghị định, Quyết định về xuất cảnh, nhập cảnh. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, cải cách thủ tục hành chính và triển khai đồng bộ các chính sách liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài về nước làm việc, thường trú, đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Đối với thân nhân người Việt Nam ở nước ngoài, Đảng và Nhà nước Việt Nam chưa bao giờ phân biệt, đối xử hay đàn áp, đe dọa; ngược lại, luôn chăm lo cho cuộc sống của họ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để họ được xuất cảnh ra nước ngoài thăm người thân hoặc đón người thân ở hải ngoại trở về Việt Nam.

Thực tế trên đã chứng minh, Đảng và Nhà nước ta không cấm cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại nhập cảnh về thăm quê cha, đất tổ; chưa bao giờ đàn áp thân nhân người Việt ở hải ngoại như lời bịa đặt của Đào Tăng Dực. Đảng, Nhà nước Việt Nam chỉ cấm nhập cảnh đối với nhưng kẻ phản động, những kẻ có mưu đồ đen tối, hòng chống phá Đảng, Nhà nước Như Đào Tăng Dực mà thôi.

2. Đào Tăng Dực còn vu khống rằng, sự “đình động và suy thoái” của tổ chức và cộng đồng người Việt ở hải ngoại là do chính sách đổi mới “vừa đánh vừa xoa” của của Cộng sản Việt Nam.

Lý do mà Đào Tăng Dực đưa ra là hết sức vô lý, thiếu thực tế. Bởi vì sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang đi vào chiều sâu và đạt được những thành tựu to lớn. Trải qua 37 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tự to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng. Kinh tế tăng trưởng cao và ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; văn hóa, xã hội có bước phát triển mới; đời sống nhân dân từng bước được nâng lên; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được củng cố; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Để thu hút cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về tham gia xây dựng quê hương, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, tiếp tục khẳng định tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, luôn tôn trọng và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của kiều bào, khuyến khích và tạo điều kiện để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hướng về quê hương, đất nước.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định chính sách đổi mới của Việt Nam là phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, không“vừa đánh vừa xoa”, không “thẳng tay đàn áp” bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào như lời bịa đặt của Đào tăng Dực. Những luận cứ mà Đào Tăng Dực đưa ra càng làm cho chúng ta thấy rõ hơn sự bất lực, hoang mang, lo sợ của Y khi nhận thấy cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại không còn hào hứng với tiến trình “chuyển hóa dân chủ” đối với Việt Nam của Y nữa. Mặc dù “niềm tin hoang tưởng” trong Đào Tăng Dực vẫn còn, song mọi hy vọng, kỳ vọng của Y chắc chắn sẽ tan thành mây khói và không có được kết cục tốt đẹp./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét