Kỳ
1: Nhận diện
Một
trong những vấn đề nổi cộm trên không gian mạng, thu hút sự quan tâm của dư luận
thời gian gần đây là vấn đề “lệch chuẩn”. “Lệch chuẩn”, hay lệch lạc, là sự
khác biệt, xa lạ so với những quy chuẩn chung của xã hội, thường đề cập đến
hành vi, lời nói, cách ứng xử, lối sống… thiếu chuẩn mực của một người hoặc một
nhóm người, vi phạm các nguyên tắc, các quy định của pháp luật và các chuẩn mực
đạo đức của xã hội. Nếu không được nhận diện, định hướng và xử lý kịp thời, những
hành vi lệch chuẩn là vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ suy thoái, xuống cấp, làm
băng hoại, méo mó các giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp, ảnh hưởng không nhỏ tới
sự tồn vong của dân tộc.
Vậy “lệch chuẩn” trên không gian
mạng hiện nay được nhận diện thông qua những chiều cạnh nào?
Thứ nhất, “lệch thần tượng”
“Thần tượng” (idol) là những người
có ảnh hưởng nhất định đến người khác, làm cho người khác cảm thấy thích thú,
ngưỡng mộ, quan tâm, yêu mến, có xu hướng muốn học tập, bắt chước theo. Như thế,
thông thường “thần tượng” là những người nổi tiếng hoạt động trong các lĩnh vực
giải trí, nghiên cứu khoa học, văn hóa, chính trị hay thể thao, có thể là anh
hùng dân tộc, ngôi sao điện ảnh, ca sĩ, diễn viên... Và vì thế, việc ai đó có
tài năng, có đóng góp vào sự phát triển tiến bộ nói chung trở thành thần tượng
của nhiều người cũng là chuyện hết sức bình thường. Nhưng đáng buồn là trong thực
tiễn hiện nay, nhiều người, đặc biệt là giới trẻ có xu hướng “lệch hóa thần tượng”,
dù người đó không có tài năng gì nhưng lại được nhiều bạn trẻ chào đón, thậm
chí bắt chước theo những hành vi, việc làm, lời nói của họ.
Hẳn chúng ta chưa quên một số “hiện
tượng mạng” từng xôn xao một thời như Bà Tưng, Lệ Rơi, Huấn “hoa hồng”, Dương
M. Tuyền… gắn với những hành vi “chém gió”, giang hồ mạng, nói tục chửi bậy, thổi
phồng tài năng, ảo tưởng nổi tiếng, kiếm tiền online… được khuếch trương lên mạng
xã hội (MXH) khiến nhiều người ngán ngẩm. Trường hợp Khá “bảnh” (tên thật là
Ngô Bá Khá) bỗng trở nên nổi tiếng với điệu nhảy lạ lẫm, những câu nói “gây sốc”
về quá khứ, những hành vi bạo lực bất hảo, phong cách “không giống ai”. Khá “bảnh”
thường đăng tải video ngực trần xăm trổ, kiểu tóc vuốt cao như bờm ngựa, tựa hồ
đại ca giang hồ, ăn nói đàn anh kẻ cả coi thường luân lý và đạo đức xã hội. Vậy
mà, Khá “bảnh” đã trở thành “thần tượng” của một bộ phận giới trẻ thường xuyên
theo dõi, adua, cổ súy “Bảnh”. Kênh Youtube “Khá bảnh” đạt 1.854.568 lượng
follow (theo dõi), xếp trong 60 kênh subcribe nhiều nhất ở Việt Nam. Tháng
3/2019, trên trang cá nhân, Khá “bảnh” đăng tải hình ảnh nhóm thanh niên (mà
Khá đứng giữa) nghênh ngang dàn hàng ngang chụp hình trên cao tốc 5B (Hà Nội -
Hải Phòng) thu hút gần 500 lượt share (chia sẻ) và hơn 900 bình luận. Ngày hầu
tòa khi bước ra từ xe của cơ quan công an, Khá “bảnh” giơ tay vẫy chào trong sự
hú hòa, hò reo từ nhiều thanh niên học sinh là “fan hâm mộ” của mình như một ca
sĩ, diễn viên nổi tiếng.
Trường hợp cô gái trẻ sinh năm
1995, quê Bắc Giang vẫn được gọi với cái tên “Anna Bắc Giang” làm cả cộng đồng
mạng ngỡ ngàng. Tên thật là Ninh Thị Vân Anh nhưng núp dưới vỏ bọc của những
cái tên nghe rất tây tây sang chảnh (Tina Dương, Anna Dương), con nhà đại gia
chính hiệu (bố là thương gia, bố là quan chức, bố là đại gia, thậm chí bố là
cán bộ tình báo…), Vân Anh đã khiến nhiều người như mê muội, đưa tài sản cho cô
ta với con số hàng chục tỷ đồng. Thực tế, Vân Anh nhà nghèo, gia đình trục trặc,
người bố nghiện ngập và đã ly hôn, ba chị em Vân Anh ở với mẹ. Cô chỉ học hết lớp
8, sau đó đi bán quần áo ở Hà Nội rồi lấy chồng khi chưa đầy 20 tuổi. Được 2
năm, Vân Anh bỏ chồng và bắt đầu chuỗi ngày lang thang khắp nơi với đủ loại
“phông bạt”, khoác trên mình tấm áo đại gia để lừa đảo, kiếm tiền ăn chơi, tiêu
xài. Thậm chí, màn livestream “khoe” việc cô vừa làm việc với công an cũng thu
hút hơn 16 nghìn lượt xem. Oái oăm thay, nhiều người để lại bình luận ca ngợi
cô như một thần tượng: “Ngưỡng mộ và mãi ủng hộ chị”, “Em thần tượng chị”, “Giọng
chị nghe dễ thương quá”…
Trên mạng tiktok, tài khoản Hà
Linh offical bỗng chốc trở thành “idol giới trẻ”, nhiều người vào bình luận gọi
cô là “chiến thần” vì bán hàng đỉnh cao và không ngại chê sản phẩm chưa tốt.
Kênh YouTube của cô có hơn 1,7 triệu lượt theo dõi. Mới đây, trong những ngày
cuối tháng 4/2023, hàng trăm người trẻ đứng ở sân bay chỉ để chào đón và được
chạm tay vào nữ diễn viên EmiFukada Nhật Bản. Đây là nữ diễn viên chuyên đóng
phim J.A.V (phim người lớn Nhật Bản). Trước đó ngày 23/02/2023, cô này đến Hà Nội
và cũng đã rất nhiều học sinh vây quanh chào đón, hào hứng chụp ảnh cùng. Thế rồi
sau đó, hàng loạt trang blog, trang web đồng loạt đăng bài, chia sẻ tin về cô với
các tên gọi thật mỹ miều như: “người tình quốc dân”, “thánh nữ phim J.A.V”, “tiểu
mỹ nữ làng phim 18+”. Nhiều phụ huynh Việt đã sốc sau khi biết nữ diễn viên 25
tuổi đời với 6 năm “tuổi nghề” từng được xem là ngôi sao phim cấp 3 trẻ nhất Nhật
Bản, lại là “idol” của con em họ.
Có lẽ chưa khi nào, việc một ai
đó được hâm mộ lại dễ dàng như hiện nay. Thay vì có tài năng, có tri thức, có cống
hiến thực sự cho xã hội, đem lại giá trị tích cực cho cộng đồng thì chỉ cần “lệch
chuẩn”, gây “bão” trên MXH với những hành vi phản cảm, vô văn hóa, có những lệch
lạc trong tư duy lối sống, thậm chí là vi phạm đạo đức pháp luật lại được người
khác ngưỡng mộ, tung hô, thậm chí còn xem như là “thần tượng”.
Thứ
hai, “lệch quyền lực” (quyền lực ảo, quyền lực tự xưng)
Ngày
nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, người người nhà nhà đều có thể dễ
dàng tiếp cận với internet, MXH, đều có thể trở thành youtuber, tiktoker và trở
nên nổi tiếng. Tuy nhiên, việc nổi tiếng quá nhanh, quá dễ, việc tung hô, săn
đón thái quá của truyền thông và người hâm mộ - khiến nhiều người ngộ nhận một
cách ảo tưởng về tài năng, rằng mình là Nhất, mình là trung tâm của vũ trụ.
“Công nghệ lăng xê” đã đưa nhiều người lên tận mây xanh danh hiệu như những
“ông hoàng” “bà hoàng”, nữ hoàng, những “nam thần”, “nàng hậu”, thiên thần, ngọc
nữ…, trong khi đóng góp của họ chưa đáng là bao. Chẳng hạn trong lĩnh vực âm nhạc,
nhiều người hâm mộ coi Đàm Vĩnh Hưng (Mr. Đàm) là “ông hoàng nhạc Việt”. Thực tế,
Đàm Vĩnh Hưng là một tên tuổi trong thị trường âm nhạc Việt Nam, có sự khác lạ
trong giọng hát, có tiềm lực tài chính, có sự đầu tư công phu cho hoạt động âm
nhạc. Tuy nhiên, Đàm Vĩnh Hưng vẫn chỉ là một nhân vật giải trí đơn thuần.
Trong buổi ra mắt dự án phim tiểu sử về mình, Đàm Vĩnh Hưng đã gây ra nhiều
tranh cãi xung quanh những chữ “The King - Hào quang rực rỡ” với biểu tượng chiếc
vương miện và chiếc ghế “ngai vàng”. Đàm Vĩnh Hưng còn công khai phát ngôn rằng
mình là “vùng cấm” không ai có thể đụng vào.
Dễ dàng nhận thấy, môi trường MXH
với khả năng tương tác, lan tỏa thông tin nhanh đang bị khai thác triệt để, trở
thành nơi diễn ra những cuộc “khẩu chiến”, những live-stream “bóc phốt”, thậm
chí xúc phạm, đe dọa, chửi bới nhau bằng những lời lẽ thô tục, vô văn hóa, nhằm
chỉ để thỏa mãn sự ghen ghét đố kị cá nhân. Họ tưởng rằng họ là trung tâm của
vũ trụ học có quyền lực trên MXH. Thực tế, quyền lực có thể là thứ ai cũng muốn
sở hữu, danh hiệu có thể là thứ ai cũng muốn được tôn xưng nhưng quyền lực ảo,
quyền lực tự xưng, quyền lực ngộ nhận mà không phải do công chúng yêu mến dành
cho thực sự là một sự kệch cỡm, lệch chuẩn, rất đáng lo ngại.
Thứ
ba, “lệch văn hóa”, “lệch lối sống”
Trong
thực tiễn cuộc sống ngày nay, trước những biến động phức tạp của đời sống và mặt
trái của kinh tế thị trường, của thời đại công nghệ số, một số người đang dần rời
xa những giá trị truyền thống dân tộc, không làm chủ được bản thân trước sự cám
dỗ của vật chất, dục vọng, có biểu hiện sống buông thả, du nhập văn hóa lai
căng, sở thích chuộng ngoại. Đáng buồn, có một bộ phận tỏ ra dao động, phai nhạt
lý tưởng, giảm sút niềm tin vào đất nước, sống ở Việt Nam nhưng lại mơ hồ về lịch
sử dân tộc, tôn sùng giá trị phương Tây; phát ngôn và hành động đi ngược lại chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Một bộ phận thì
thờ ơ, vô cảm trước khó khăn của người khác, không tích cực với cộng đồng,
không có tinh thần phấn đấu, nhận thức sai lệch về Đảng và các tổ chức chính trị
xã hội. Một số sống thực dụng, tỏ rõ mong muốn trở thành “idol mạng”, tiktoker,
youtuber sản xuất video nhảm câu like kiếm tiền. Một số trốn tránh trách nhiệm
với Tổ quốc, một số ngại khó, ngại khổ, lệch lạc trong suy nghĩ và hành động,
có những ứng xử thiếu chuẩn mực trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội.
Đây là dấu hiệu và mầm mống của nhiều căn bệnh tâm lý tư tưởng đặc biệt nguy hiểm.
Nó như những “luồng khí độc” lây lan, nhồi nhét vào tâm trí nhiều người suy
nghĩ lệch lạc về vai trò của cá nhân và cộng đồng đối với vận mệnh chung của Đảng,
đất nước và dân tộc.
Điều lo ngại hiện nay là một số bạn
trẻ tiếp xúc với MXH từ sớm và thường xuyên, dễ bị ảnh hưởng bởi những tiêu cực
trê MXH. Dễ dàng nhận thấy những nội dung nào xấu độc, những sự việc nào nhạy cảm,
những video nào “hot trend”, những hình ảnh nào xàm xí dung tục… thường thu hút
số lượng theo dõi rất lớn của khán giả trong khoảng thời gian rất ngắn (triệu
view). Đầu năm 2023, mạng xã hội lan truyền video chia sẻ cách kiếm tiền của một
cô gái tên là Kimmie (Trần Thu Hiền). Cô gái này đã chia sẻ khá “sốc” về cách
kiếm tiền và cách cô “bịa” ra hồ sơ xin việc. Trong video “Những lần mình kiếm
tiền trên Tinder”, cô cho biết, cô không đi làm, không có nguồn thu nhập ổn định
nhưng vẫn xoay sở để sống khá ok ở Hà Nội. Một trong số những cách mà cô đã thực
hiện thành công, đó là kiếm tiền từ những người bạn hẹn hò, như: vờ không mang
tiền mặt để mượn tiền đi taxi, viết thông tin quảng cáo cho đàn ông, quy ra tiền
nếu người hẹn đến muộn (100 nghìn đồng/phút), tán gái hộ đàn ông hay lì xì trước
để nhận lại lì xì cao hơn. Những suy nghĩ và hành động của cô gái là dấu hiệu cảnh
báo sự lệch lạc về văn hóa, lối sống của giới trẻ hiện nay.
Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ có lối
sống buông thả, đề cao tự do cá nhân, sống bản năng theo sở thích, công khai giới
tính hoặc người yêu đồng giới, cho rằng người lớn tuổi không được can thiệp vào
đời sống cá nhân của mình. Nhiều người còn cổ súy cho lối sống thử, sống vội,
yêu trước, hưởng thụ trước mà không quan tâm đến gia đình và cộng đồng xung
quanh. Chắc hẳn người hâm mộ chưa quên ca sĩ nhí Nguyễn Thiện Nhân với giọng ca
trong trẻo, gương mặt tươi sáng đã trở thành quán quân của chương trình Giọng
hát Việt nhí năm 2014 hết sức thuyết phục. Những tưởng rằng đó sẽ là bàn đạp vững
chắc cho em trên con đường nghệ thuật. Thế nhưng sau một thời gian, người hâm mộ
ngỡ ngàng khi thấy một hình ảnh Thiện Nhân hoàn toàn khác, em đổi nghệ danh,
công khai yêu người đồng giới, bỏ nhà đi với người yêu mà không thông báo với
gia đình. Câu chuyện của Trần Thu Hiền và Thiện Nhân có lẽ không phải là cá biệt
mà nó dường như trở thành minh chứng cho đời sống và tư duy của lớp trẻ hiện
nay.
Đáng buồn là hiện tượng này dường
như chưa có dấu hiệu dừng lại. Sự việc này chưa kịp lắng xuống thì sự việc khác
lại nổi lên gây bức xúc dư luận. Mới đây, cộng đồng hết sức phẫn nộ khi bài
“Nam quốc sơn hà” - bài “thơ thần” đã đi vào sử sách Việt Nam cùng những lời
thơ hết sức hùng hồn, hào sảng, khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ chủ
quyền của dân tộc đã bị chế thành bài thơ đùa cợt trên bàn nhậu của một bộ phận
giới trẻ. Trước đó không lâu, là vụ việc ca khúc “Thương quá Việt Nam” từng bị
chế lời phản cảm: “Ch.im trong lồng ch.im bay ra, ch.im tung cánh xé tan quần
què…”; là vụ việc các em học sinh chế bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu. Vốn dĩ
những hình ảnh rất đẹp của chú bé Lượm đã bị chế thành “Chú bé loắt choắt / Cái
đầu cắt moi” và nhiều ca từ nhảm nhí khác. “Vũ đạo” minh họa kèm theo cũng vô
cùng phản cảm: nhiều em học sinh quậy phá tưng bừng trong lớp, uốn éo tạo dáng,
khoe thân gợi cảm... cho thấy những lệch lạc về lịch sử, văn hóa của giới trẻ.
Trên mạng TikTok, từ khóa “chubeloatchoat” đã trở thành tiêu điểm cho người
dùng khi tìm kiếm. Đến sáng 26/4/2023, hashtab “chubeloatchoat” có tới
23.200.000 lượt xem. Rồi nữa, nhiều bạn gái tham gia cuộc thi sắc đẹp không hẳn
để tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam, mà là để được tiến thân vào
showbiz, để có cơ hội được nổi tiếng và thậm chỉ là cơ hội đổi đời nếu gặp được
“đại gia”. Khi người thân hoặc cộng đồng lên tiếng thì các em có những ứng xử
thiếu chuẩn mực, hành động kém văn hóa, thậm chí có em có suy nghĩ tiêu cực, dễ
dàng từ bỏ cuộc sống của mình. Càng ngày càng có nhiều câu chuyện như thế lan
tràn trên MXH. Đó là một thực tiễn đáng báo động hiện nay.
Thứ
tư, “lệch tư tưởng”, “lệch đạo đức”
Mức
độ nguy hiểm hơn cả của những hành vi lệch chuẩn đó là sự suy đồi về tư tưởng,
đạo đức dẫn đến thay đổi bản chất, lối sống, bôi nhọ, nói xấu, thậm chí quay
lưng với Tổ quốc và nhân dân. “Đại án Việt Á”, “chuyến bay giải cứu” đã và đang
gióng lên hồi chuông báo động về sự suy thoái tư tưởng, đạo đức của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên. Hiện tượng ngược dòng “trở cờ” đã và đang gây bức
xúc dư luận, là nguy cơ sinh tử tồn vong của chế độ. Có thể kể đến một số cái
tên như Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Quang A, Nguyễn Đình Lộc, Chu Hảo, Nguyên Ngọc,
Bùi Tín, Lê Hữu Thuận, Bùi Tiến Lợi, Nguyễn Văn Phước, Mạc Văn Trang, Thái Bá
Tân, Đặng Xương Hùng… Họ từng là cán bộ, đảng viên được đào tạo trong môi trường
XHCN, từng ít nhiều có đóng góp cho đất nước. Nhưng do suy thoái về tư tưởng, đạo
đức, tự diễn biến, tự chuyển hóa nên đã lại quay lưng với cách mạng, nói xấu Đảng
và Nhà nước, một mặt phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi thay đổi Hiến
pháp, đa nguyên đa đảng, “lật sử”, bóp méo, xuyên tạc lịch sử. Một số đối tượng
phản động lấy danh nghĩa đòi nhân quyền, đấu tranh dân chủ đã công khai xuyên tạc,
điên cuồng chống phá Tổ quốc, trở thành con rối của phương Tây như Phạm Thị
Đoan Trang, Nguyễn Văn Đài, Trương Quốc Huy, Nguyễn Hữu Nam, Bạch Hồng Quyền, Mẹ
Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh)... Trường hợp Đường Văn Thái (hay Thái Văn Đường),
sinh năm 1982 tại Đông Anh, Hà Nội mới đây được nhắc đến khi Công an tỉnh Hà
Tĩnh bắt được một người có tên tương tự đang tìm cách xâm nhập trái phép vào Việt
Nam. Từ sớm, Đường đã giao du với nhiều phần tử chống phá Nhà nước, tham gia các
hội nhóm bất hợp pháp như “Hội nhà báo độc lập”, “Hội anh em dân chủ”, nhóm “Lều
Của Đầy Tớ”, thường xuyên đăng tải những hình ảnh, thông tin sai lệch có liên
quan đến các đồng chí lãnh đạo. Năm 2019, Đường trốn ra nước ngoài, trở thành
con rối lưu vong, sống nhờ việc “cào bàn phím” chống phá nhà nước. Hay trường hợp
Nguyễn Lân Thắng, con cháu của một dòng tộc nổi tiếng, nào ngờ Thắng lại đi ngược
lại danh tiếng dòng tộc, dần sa ngã trở thành một phần tử điên cuồng trong
“làng dân chủ”. Thắng tham gia vào nhóm phản động No-U; tham gia những vụ tập
trung đông người; tìm cách đeo bám, rình mò, ẩn nấp, săn ảnh nóng về các vụ khiếu
kiện, giải phóng đất đai, biểu tình; sau đó áp dụng chiêu trò “râu ông nọ - cằm
bà kia” để đăng ảnh, viết bài với tiêu đề thật kêu nhằm chửi bới, thóa mạ, phỉ
báng lãnh tụ và đất nước. Sự táo tợn của Thắng đã thu hút được Việt Tân, BBC,
RFA, VOA…. Sau những lời hứa hẹn, Thắng gia nhập VOICE - một tổ chức ngoại vi của
Việt Tân ở Philippin.
Có thể nói chính sự xuống cấp,
suy đồi về đạo đức khiến những đối tượng trở cờ, phản động lưu vong đi chệch quỹ
đạo cơ bản của một công dân với Tổ quốc, làm lệch con đường đạo đức chân chính.
Những hành vi và luận điệu của họ chỉ như một thứ “rác”, làm vấy bẩn môi trường
truyền thông văn hóa tiến bộ trên không gian mạng hiện nay./.
ĐTT-KBS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét