Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước
Việt Nam. Điều này đã được khẳng định rõ trong các Văn kiện Đảng và trong thực
tiễn công cuộc đổi mới đất nước hơn 35 năm qua. Tuy nhiên, trong âm mưu, hoạt động
của các thế lực thù địch, phản động, thì chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước Việt Nam là một trong những mục tiêu mà họ nhắm tới và tìm mọi thủ đoạn
thâm độc để chống phá.
Thời gian qua, một số cá nhân, tổ chức phản động
đã “mượn gió bẻ măng”, lợi dụng internet và mạng xã hội lộng ngôn xuyên tạc, phủ
nhận thành quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Những ý kiến
xuyên tạc lạc lõng, ác ý Những năm gần đây, bối cảnh quốc tế có nhiều biến động,
diễn biến phức tạp như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết
liệt hơn; chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy. Lợi
dụng bối cảnh đó, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ráo riết
tung ra những luận điệu xuyên tạc nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo
của Đảng, Nhà nước Việt Nam; trong đó, đường lối đối ngoại là một mặt trận mà họ
quyết liệt chống phá nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với ngành ngoại giao
Việt Nam. Trên một số trang mạng xã hội, nổi cộm như: “Chân trời mới media”, “Hội
anh em dân chủ”... đã xuất hiện những quan điểm, ý kiến của cái gọi là “luật sư
độc lập”, “nhà báo tự do”, “nhà dân chủ”, “nhà nghiên cứu”, “người Việt yêu nước”...
dưới các hình thức “thư góp ý”, “lời kêu gọi”, “tư vấn cho Nhà nước Việt Nam”,
“phản biện”, “kiến nghị”... nhằm phê phán, xuyên tạc, phủ nhận đường lối, chính
sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Một số hãng truyền thông nước ngoài có
phiên bản tiếng Việt như: RFA, VOA, RFI, BBC... còn bịa đặt rằng “đường lối đối
ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay là “đu dây”, “tự sát”, bị lệ thuộc,
chi phối bởi các cường quốc. Rồi họ đưa ra "lời khuyên" Việt Nam nên
bỏ chính sách quốc phòng “4 không” để nghiêng về phương Tây, gắn với thực hiện
“dân chủ hóa Việt Nam”...
Sự nguy hại của những luận điệu phản động nêu
trên dễ gây ra sự hoang mang, dao động, chia rẽ từ bên trong, ảnh hưởng tiêu cực
đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước, khiến dư luận trong và ngoài
nước hiểu sai lệch về Việt Nam. Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của
dân tộc Việt Nam luôn nhất quán tư duy độc lập, tự cường và bảo đảm cao nhất lợi
ích quốc gia, dân tộc.
Kiên trì, kiên quyết thực hiện đường lối đối
ngoại tiến bộ, nhân văn Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam luôn nhất quán tư duy độc lập, tự cường và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc
gia-dân tộc. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hoạt động đối ngoại, tạo dựng
nên truyền thống và bản sắc riêng, rất độc đáo của nền ngoại giao và đường lối
đối ngoại Việt Nam “đầy hào khí, giàu tính nhân văn, hòa hiếu, trọng lẽ phải,
công lý và chính nghĩa” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định. Trong
thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống và bản sắc ngoại giao đó càng được bồi đắp,
phát huy, tỏa sáng. Từ khi đổi mới đến nay, Đảng ta không ngừng bổ sung, hoàn
thiện quan điểm, phương châm của đường lối đối ngoại, đó là: “Việt Nam muốn là
bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập
và phát triển” (Đại hội VII); “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của
các nước trong cộng đồng quốc tế” (Đại hội IX); “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy
và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” (Đại hội XI, Đại hội
XII).
Đại hội XIII tiếp tục khẳng định: “Thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và
phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi
ích quốc gia, dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp
quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện,
sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Những năm qua, trước các diễn biến phức tạp
của thời cuộc, quan hệ ngoại giao của Việt Nam đã góp phần tích cực vào những
thành tựu chung của đất nước. Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với một số nước lớn
tuy có lúc trải qua thăng trầm nhưng hợp tác hữu nghị vẫn là dòng chảy chính. Đảng,
Nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng
cùng có lợi với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc, coi đây là một
trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam
kiên quyết sử dụng mọi biện pháp phù hợp với luật pháp của Việt Nam và luật
pháp quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc; đồng
thời quyết tâm, kiên trì, kiên quyết giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để
phát triển đất nước. Điều này luôn được cộng đồng quốc tế ủng hộ mạnh mẽ. Đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng, Nhà nước ta
nói chung, trong đó có chính sách đối ngoại quốc phòng “4 không” nói riêng là kết
tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
ta. Đường lối đó có cơ sở lý luận, khoa học, thực tiễn, cơ sở pháp lý vững chắc,
có sự tham khảo ý kiến của các tầng lớp nhân dân một cách dân chủ, công khai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét